Tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời là một trong bốn Tín Điều về Đức Maria buộc các giáo hữu phải tin. Thế nhưng Tín Điều này lại đặt ra cho chúng ta một thắc mắc quan trọng cần giải đáp đó là trước khi được rước lên Trời, Đức Mẹ có trải qua cái chết như mọi con người hay không ?
“ Giáo Hội đến nay vẫn không tuyên tín chính
thức Đức Trinh Nữ Maria Rất Thánh có phải chết
trước khi được Chúa rước hồn và
xác lên trời hay không, kể cả bản tuyên bố Tín Điều của đức giáo hoàng Pio XII cũng không khẳng định
chuyện này. Tuy nhiên đa số các Thánh
trong Giáo Hội đều nhất trí rằng
Đức Mẹ đã chết và được chôn cất trước khi được rước lên trời” ( Nguồn
Don Bosco – 13/8/2020 – Lm Nguyễn Hữu An –
Đức Mẹ có chết trước khi được hồn và xác lên trời không ?)

Ảnh: Konrad Von Soest - The Death of Mary
Nếu
quả thật Đức Maria cũng phải chết trước
khi được rước lên trời thì sao có thể gọi Đức Mẹ lên trời cả hồn lẫn xác ? Lên
trời cả hồn lẫn xác có nghĩa Đức Mẹ không hề trải qua cái chết. Bằng như Ngài
chết và đem…đi chôn thì sao có thể gọi
là hồn xác lên trời ?
Tin
vào các Tín Điều đã khó nhưng để tin vào
Tín Điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời còn khó gấp bội bởi đã…đụng chạm đến cả khoa học lẫn thần học. Với khoa học, làm sao có thể tin
một cái xác vật chất mà có thể…bay lên
trời ? Còn thần học cũng không chấp nhận bởi Kinh Thánh không nói gì về cái chết
của Đức Mẹ, hơn nữa còn lên trời cả hồn
lẫn xác ?
Lý
do khiến khoa học ( Thực Nghiệm ) không chấp nhận việc…xác lên trời là vì
người ta chưa nhận ra nguyên lý khối lượng có thể chuyển hóa thành năng lượng theo công
thức nổi tiếng của Albert Einstein ( 1879 - 1955 ) E= MC 2, trong đó E là năng lượng. M là khối lượng. Còn C
là là vận tốc ánh sáng ( 300.000 CS/giây ). Công thức này có nghĩa khối lượng và năng lượng tỷ lệ thuận với nhau theo hằng số C. Khi khối lượng ( vật chất
) được phóng đi với vận tốc ánh sáng sẽ
biến thành năng lượng.
Khi
chúng ta nói Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời có
nghĩa Ngài đã từ chiều không gian vật chất ( Khối lượng ) biến
sang một chiều không gian siêu nhiên gọi là Trời do đặc ân Vô Nhiễm của Ngài. Tuy
nhiên cần phân biệt việc lên trời của Đức Maria và của Chúa Giê Su có sự khác biệt thế này. Đức Maria lên trời không
trải qua cái chết. Còn Chúa Giê Su thì …có, đúng như Ngài đã nhiều lần xác định với các Tông Đồ: “ Từ lúc đó, Chúa Giê
Su khởi tỏ cho môn đệ rằng Ngài cần phải lên Gierusalem, chịu khổ nhiều bởi các trưởng lão và các thầy tế lễ cả, các luật sĩ và bị giết rồi
đến ngày thứ ba sẽ sống lại” ( Mt 16, 21 ).
Chúa
Giê Su đã chết và chôn trong mồ nhưng sau ba ngày thì sống lại như đã báo trước. Việc phục sinh
của Chúa Giê Su mang ý nghĩa vô cùng trọng đại bởi vì chính nhờ sự sống lại ấy Giáo Hội mới được thiết lập để rồi từ đó lan
tràn trên khắp thế giới như đang thấy.
Còn
việc Đức Mẹ lên trời cả hồn lẫn xác, thần học nói là không có cơ sở Thánh Kinh
thì nên nhớ trường hợp của tiên tri
Elia, chẳng phải ngài cũng đã…lên trời cả
hồn lẫn xác đó ư ? “Hai người ( Tiên tri
Elia và Elise’ ) vừa đi vừa chuyện trò. Kìa có một cái xe lửa và ngựa lửa phân
rẽ hai người. Elia lên trời trong một
cơn gió lốc, Elise’ nhìn thấy bèn la lên rằng: Cha tôi ơi, cha tôi ơi là xe và
lính kỵ của Itsraen” ( 2V 2, 11 -12 ).
Đức
tin là cái hồn của tôn giáo, không có đức tin , tôn giáo không thể có sức sống.
Tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời buộc
các giáo hữu phải tin, không tin thì việc sống đạo ấy sẽ là một
thiếu sót không lấy gì bù đắp ( Vì thiếu
sự bảo trợ của Đức Maria ). Thế nhưng để tin vào Tín Điều này thì nhất thiết cần phải liên hệ với các Tín Điều còn lại đó là Mẹ Thiên Chúa, Vô Nhiễm Nguyên Tội và Trọn Đời
Đồng Trinh.
Theo
lập luận thần học, sở dĩ có Tín Điều Đức
Maria Mẹ Thiên Chúa bởi vì Đức Giê Su Ki Tô là Thiên Chúa Nhập Thể,
vì thế Người có hai bản tính. Bản tính
Thiên Chúa và bản tính loài người không thể tách biệt. Vì vậy, nếu Đức Mẹ là Mẹ
Đức Ki Tô thì đương nhiên cũng là Mẹ Thiên Chúa ?
Với cách lập luận như thế, Tín Điều Đức Maria,
Mẹ Thiên Chúa không thể đứng vững
lý do là vì chính thần học hiện nay cũng đã bác bỏ quan điểm Đức Ki Tô là Thiên
Chúa Nhập Thể vì nó quá ư vô lý: “ Một chủ vị vừa là Tạo Hóa vừa là tạo vật, vừa
là Đấng dựng nên vừa là người được dựng nên là điều không thể hiểu đối với lý trí loài người chúng ta. Chính vì thế mà
giáo phụ Tertulien đã thốt ra những lời táo bạo: Tôi tin vì không thể tin được” ( Đgm Phao Lô
Bùi văn Đọc. Suy tư về mầu nhiệm Nhập Thể
theo lược đồ thần học của Chalcedoine ).
Không
thể tin mà vẫn cứ tin, đó là lòng tin mù quáng. Đang khi đó đức tin Công giáo
luôn chân thật, đáng tin. Chúng ta tin
vào Tín Điều Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa
bởi căn cứ vào lời Chúa Giê Su: “ Có kẻ thưa với Ngài rằng: Có Mẹ và anh em Thầy đứng ở ngoài muốn gặp Thầy. Nhưng Ngài đáp
cùng họ rằng: Mẹ Ta và anh em Ta tức là những kẻ nghe Đạo ĐCT đây và làm theo” ( Lc 8, 19 -21 ).
Hơn
ai hết, Đức Maria là người đã…nghe và thực thi Thánh Ý Thiên Chúa, vì vậy Giáo Hội có tuyên xưng Ngài là Mẹ Thiên Chúa đó là điều
không những hợp lý mà còn cần thiết để
chúng ta cũng giống như Đức Maria trở thành…Mẹ Thiên Chúa tức
giác ngộ Bản Tính. Có thể nói, đây là triển vọng vô cùng độc đáo mà chỉ trong Tân Ước
mới có thể nhận biết.
Tiếp
đó là Tín Điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên
Tội. Về Tín Điều này, thần học cũng
không cách chi hiểu được bằng chứng là vào thời Trung Cổ, các Thánh như Thomas
Aquino, Bonaventura và Alberto Cả đã
không công nhận học thuyết Vô Nhiễm vì
các ngài không giải thích được sự liên quan giữa học thuyết này và Tội Tổ Tông.
Mãi
về sau, ngày 8/12/1854, đức thánh cha Pio IX mới long trọng tuyên bố Tín Điều
này và 04 năm sau đó, Đức Mẹ đã đích
thân hiện ra với Bernadette tại Lộ Đức để
tái xác nhận.
Nguyên
nhân khiến thần học không sao hiểu được
Tín Điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội
là vì không hiểu Tội Nguyên Tổ chính là tội phân biệt thiện ác tất yếu sẽ đưa đến cái chết: “ Cho nên như bởi
một người mà tội lỗi đã vào thế gian. Lại bởi tội lỗi mà có sự chết và như vậy, sự chết đã lan khắp mọi người vì mọi người
đều đã phạm tội” ( Rm 5, 12 ).
Nếu
cái chết của con người là điều không ai tránh khỏi do ảnh hưởng bởi Tội Nguyên Tổ thì Đức Maria vì Ngài là Đấng Vô
Nhiễm thế nên Ngài không thể chết như
loài phàm nhân chúng ta.
Đặc
ân Vô Nhiễm Nguyên Tội cũng là một với ơn Trọn Đời Đồng Trinh. Người ta không
thể hiểu được Ơn Vô Nhiễm cũng như Trọn
Đời Đồng Trinh bởi đã chỉ đánh giá bằng con mắt xác thịt. Đang khi đó cần nên nhớ tính chất
Vô Nhiễm cũng như Đồng Trinh của Đức Maria
lại diễn ra ở nơi tư tưởng. Đối với người đời, tất cả đều sống với niệm
phân biệt. Hết “Niệm” này khởi rồi diệt,
diệt rồi lại khởi chỉ trong một sát na tâm, liên tu bất tận. Trái lại Đức Mẹ là
Đấng Vô Nhiễm thế nên Ngài luôn sống
trong an nhiên tự tại trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Bởi
Đức Maria không còn…niệm khởi phân biệt, vì vậy Ngài cũng không hề có bất cứ dục
vọng nào, việc sinh hạ Đấng Cứu Thế là bởi quyền phép của Thánh Linh
và vì thế Ngài được gọi là Hiền Thê của Chúa Thánh Thần và là Eva Mới…
Như
đã nói, để hiểu về Tín Điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời thì cần nhận ra sự liên hệ
của các Tín Điều khác về Ngài. Sự liên hệ
ấy cho thấy Đức Mẹ hoàn toàn không phải
là một thụ tạo như bao thụ tạo khác
nhưng là Đấng đã có từ thuở đời đời
và đã được Kinh Thánh loan báo là Người
Nữ đạp giập đầu rắn Sa Tan. “ Đức Chúa Giehova phán với con rắn: Ta sẽ làm cho
mày cùng Người Nữ, dòng giống mày cùng dòng giống Người Nữ nghịch thù nhau. Người
sẽ đạp giập đầu mi còn mi thì rình cắn gót chân Người” ( St 3, 14 -15 ).
Như
vậy, Đức Maria, ngay từ thuở đời đời đã nằm trong kế hoạch Cứu Độ của Thiên
Chúa và kế hoạch ấy chính là cuộc giao tranh giữa Người Nữ Maria và con rắn quỷ
quyệt Sa Tan để sản sinh ra những Người
Con là Hình Ảnh Thiên Chúa ( St 1, 26 ).
Kế
hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa không hề kết thúc với cái chết của Chúa Giê
Su. Trái lại đây mới là sự khởi đầu: “ Dầu
vậy, Ta nói cùng các ngươi, Ta đi là có
ích cho các ngươi. Vì nếu Ta không đi thì
Đấng Yên Ủi không đến cùng các ngươi. Song nếu Ta đi thì Ta sẽ sai Ngài (
CTT ) đến. Khi Ngài đến sẽ thuyết phục
thế gian về tội lỗi, về sự công chính và về sự xét đoán. Về tội lỗi vì họ không
tin Ta, về sự công chính vì Ta đi đến cùng Cha” ( Ga 16, 7 -10 ).
Cũng như Đức Ki Tô, vai trò của Đức Maria
không chấm dứt sau khi Ngài được rước lên trời cả hồn lẫn xác. Trái lại đây mới
là khởi đầu cuộc chiến giữa Người Nữ Maria và rắn Sa Tan và cuộc chiến ấy là về đức tin. Con người sống
trong
tội vì đã không tin Đức Ki Tô đến để giải
thoát họ ra khỏi vòng nô lệ
trói buộc của Sa Tan là cha của sự
dối trá ( Ga 8, 44 ).
Đức
Ki Tô luôn đòi hỏi con người phải có lòng tin vào Ngài: “ Ta là sự sáng đến thế
gian hầu hễ ai tin vào Ta thì chẳng cứ ở
trong tối tăm” ( Ga 12, 46 ). Mặc dầu vậy, để có được lòng tin nơi Chúa là điều hết sức khó nếu không có Đức
Maria là Đấng đạp giập đầu rắn Sa Tan. Đầu rắn thì cứng cỏi và là nơi chứa chất
nọc độc tượng trưng cho Lý Trí Phân Biệt.
Cuộc
chiến giữa Đức Maria và Sa Tan chính là
cuộc chiến giữa Đức Tin và Lý Trí. Một đàng Đức Ki Tô đòi hỏi con người cần có đức tin để được Ngài dẫn đưa vào với Đấng Cha “ Ta là
đường là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (
Ga 14, 6 ). Một đàng Sa Tan lại chối bỏ
con đường ấy bằng cách sử dụng Lý Trí như một thứ khôn ngoan loài người.
Trong
trận chiến tâm linh đầy cam go thử thách này, dường như Lý Trí đã thắng đức tin
ngay từ thuở sơ khai Giáo Hội với luận điệu của Cle’ment d’ Alexangdrie ở đầu
TK thứ III: “ Nhiều Ki Tô Hữu sợ triết học Hy Lạp như trẻ con sợ ngáo ộp, sợ bị
triết học này chinh phục. Nếu đức tin của
chúng ta là như thế…nếu nó sụp đổ trước sự thuyết phục của lý luận thì hãy để cho nó sụp đổ bởi lẽ qua đó chúng ta chứng tỏ rằng chúng ta đã không có chân lý” (
Giáo Phụ. Tập I, từ TK 1 đến TK 4 ).
Quả
nhiên thực tế cho thấy đức tin đã bị …sụp đổ trước sự thuyết phục của Lý Trí
với Nhóm Bách Khoa ( Encyclopedie ) trước cách mạng Pháp 1789 với những tên tuổi
lớn như Montesquie, Voltaire, Diderot, Holbach v.v…
Để ý
sẽ thấy, trong tất cả trận chiến đức tin này, kẻ thù luôn nhắm vào Đức Maria như một đối thủ đáng gờm. Trong Cách Mạng
Pháp, người ta đã thành lập một tôn giáo
để thờ Thần Lý Trí , thánh đường Notre
Dam de Paris được đổi làm “ Đền thờ Thần
Lý Trí” v.v…
Lý
do khiến Đức Maria luôn là đối thủ đáng gờm bởi Ngài có một thứ vũ khí vô địch đó là lời Xin Vâng. Chính Lời Xin Vâng ( Fiat ) ấy mà Đấng
Cứu Độ muôn dân đã xuất sinh nơi đời.
Cũng
chính bởi Lời Xin Vâng đó, Đức Maria đã được tuyên xưng là Đấng Đồng Công Cứu
Chuộc ( Co – Redemptrix ). Thật vậy, giả thử Đức Maria không nói lời Xin Vâng với sứ thần Gabriel làm sao Đấng Cứu Thế có thể xuống thế làm người ? “ Này tôi là tôi tá
ĐCT, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền” ( Lc 1, 38 ).
Cũng do Lời Xin Vâng ấy, Đức Maria hoàn toàn ý thức
được những đau khổ tột cùng sẽ phải gánh
chịu khi nghe lời báo của tiên tri Simeon: “ Còn ngươi, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu
tâm hồn để ý tưởng của nhiều người
được bày tỏ” ( Lc 2, 35 ).
Không
người mẹ trần gian nào có thể đứng vững
trước cái chết đau thương của con mình
như Đức Maria trong giờ tử nạn của Chúa Giê Su trên thập giá. Đức Maria bình
tĩnh, đứng vững dưới chân thập giá để
nghe lời trăn trối: “ Chúa Giê Su thấy Mẹ
Ngài và môn đệ mà Ngài yêu thương đứng
bên cạnh thì nói cùng Mẹ rằng: Này Bà, kìa là con Bà. Đoạn Ngài phán cùng môn đệ
ấy: Kìa là Mẹ con. Từ giờ đó, môn đệ ấy đã rước Bà về nhà mình” ( Ga 19, 26 -27
).
Việc
Chúa Giê Su trên thập giá trối Thánh Gioan cho Đức Mẹ: Này là con Bà, điều ấy
chẳng phải toàn thể Hội Thánh cũng là con của Đức Maria sao ? Tuy nhiên vấn đề ở
chỗ, chúng ta có giống như Gioan….đón Đức
Maria về nhà tâm hồn của mình hay không ?
Ý
nghĩa việc Gioan đón Đức Mẹ về nhà không
phải để …nuôi nấng Đức Mẹ cho bằng để Ngài
chăm sóc cũng như cho
các môn đệ khác trên bước đường Tông Đồ. Sự chăm sóc ấy là vô cùng cần thiết chẳng những cho các Tông Đồ khi xưa mà còn cho cả Hội Thánh sau này.
Sự
chăm sóc của Đức maria cho Giáo Hội đã được thể hiện trong rất nhiều lần hiện ra, tất cả cũng
không ngoài mục đích để nhắc nhở, khuyên
nhủ con cái hãy trở về với Đấng Thiên Chúa là Cha ở nơi mình
bằng việc chuyên chăm lần chuỗi Mân Côi, thực lòng ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng của Đức Ki Tô ( Mc 1, 15
).
Để
có thể tin vào Tin Mừng của Đức Ki Tô cùng với lòng ăn năn sám hối thì không
thể không cậy dựa vào Đức Maria Đấng Đồng Công Cứu Chuộc. Tại sao ? Bởi vì lòng tin ấy chỉ có thể có một khi đã tích cực tham gia vào
cuộc chiến một mất một còn với Sa Tan, do Người Nữ Maria làm chủ soái bằng
Lời Xin Vâng.
Chúa
nói…thời đã mãn có nghĩa đây là thời cuối cùng của Ơn Cứu Độ và thời cuối ấy hơn bao giờ hết chính là thời này đây, khi mà con người hầu như con người đã
hoàn toàn mất đức tin vào Tin Mừng của Đức
Ki Tô. Tin Mừng của Đức Ki Tô là về Nước Trời mầu nhiệm nội tại ( Lc 17, 20 -21
) thì lại quay sang Nước Trời…Tục Hóa khi người nghèo hết nghèo, người bị áp bức
không còn bị áp bức !!!???.
Với
một Nước Trời…Tục Hóa như thế thì vai
trò Đồng Công của Đức Maria đương nhiên bị gạt bỏ để thay vào đó quan niệm cho Ngài chỉ là …người đàn bà và là môn đệ của Chúa Giê Su !!!.
Như
đã biết Đức Maria không phải là người đàn bà như bao đàn bà khác nhưng đích thực là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc bởi vì Ngài đã nhận lời trối trăn của Chúa
Giê Su với Thánh Gioan: “ Này là con Bà”
Đức
Maria nhận Gioan là con với mục đích sâu xa là để sản sinh ra những người con
khác là chính chúng ta, những người có lòng tin nơi Chúa Giê Su: “ Cùng một năng lực
của Đấng Chí Tôn, cùng một tác động của Chúa Thánh Thần đã làm cho người tín hữu
sinh ra trong nước tái sinh” ( Thánh Leo In Nativ ).
Đức
Maria với quyền năng của Chúa Thánh Thần đã cưu mang, sinh hạ Đấng Cứu Thế chỉ với mục đích để sinh Chúa Giê Su trong tâm hồn mỗi người.
Chính do việc sinh Chúa Giê Su nơi các
tâm hồn đó mà không ai có thể phủ nhận vai trò Đồng Công của Đức Maria.
Gạt
bỏ vai trò Đồng Công của Đức Maria là do âm mưu của quỷ dữ Sa Tan, nó khiến cho
Con Đường Trở Về với Đấng Cha Giàu Lòng
Thương Xót trở nên hoàn toàn bế tắc. Chúa Giê Su nói với Thánh Faustina: “ Nhân loại
sẽ không thể được bình an cho đến khi
nào quay về với Lòng Thương Xót của Cha
với niềm tín thác. Ôi ! Cha phải đau đớn biết bao vì sự nghi ngờ của một linh hồn. Họ tuyên nhận
Cha là Đấng thánh thiện và công bằng nhưng không tin Cha là Tình Thương và không
tin vào lòng nhân lành của Cha. Đến như
ma quỷ cũng tán dương ưu phẩm công bằng của Cha nhưng chúng không tin vào lòng nhân lành của
Cha. Trái tim Cha sung sướng với tước hiệu
Thương Xót” ( NK 299 ).
Con
người chỉ được bình an khi biết quay về
với Đấng Cha là Bản Thể Tình Yêu ở nơi mình. Thế nhưng làm sao có thể thực hiện việc trở về ấy nếu không có lòng cậy trông
nơi Đức Maria, Ngài vừa là Đức Từ Mẫu vừa
là chủ soái trong trận chiến chống lại kẻ
thù hiểm ác của đức tin này ?.
Nếu
không có người mẹ trần gian nào lại không thương yêu những đứa con thơ dại của
mình thì với Mẹ trên trời đầy quyền thế lại không thương yêu những đứa con đang còn lặn hụp trong biển đời
sóng gió này sao ?
Ơn
phúc thay cho những ai đang sống trong hoàn cảnh khổ đau mà biết cậy
trông nơi Mẹ: “ Lạy Nữ Vương, Mẹ Nhân Lành, làm cho chúng con được sống, được
vui, được cậy. Con trông cậy Mẹ khi sống và nhất là trong giờ sau hết. A Men”
Phùng Văn
Hóa