Các tông đồ xưa kia cũng như người Công giáo hiện nay vẫn tuyên xưng Chúa Giê Su là Đấng Cứu Độ. Thế nhưng ý nghĩa việc tuyên xưng ấy là như thế nào: Chúa cứu phần xác hay phần hồn ?
Để có câu trả lời, thiết
nghĩ không thể không biết đến quan điểm
của giáo hội hiện nay về thế giới: “ Công Đồng muốn nói đến thế giới của con
người tức là toàn thể gia đình nhân loại với tất cả những thực tại trong đó con
người đang sinh sống. Thế giới ấy chính là nơi lịch sử đang diễn biến, một thế
giới mang đầy dấu ấn của nỗ lực hành động của cả những thất bại và thành công của
con người…” ( Gaudium Spes ).
Với quan niệm thế giới chính là nơi lịch sử đang diễn
biến…đã không cho thấy đâu là ảnh hưởng
của Chúa Giê Su, Đấng Cứu Độ hay nói cách khác việc Cứu Độ ( Nếu có ) chỉ là…cứu
phần xác chứ không phải phần hồn ?
Phải chăng cũng do nơi quan
niệm… cứu phần xác như thế mà đã có những lập luận kỳ quái thế này: “ Trong cuốn
hồi ký “ Bên Dòng Lịch Sử”, linh mục Cao Văn Luận có kể lại những lần cụ Hồ Chí
Minh qua Pháp đã gặp gỡ nhiều giới Việt Kiều trong đó có sinh viên, tu sĩ,
chính khách v.v…Lúc vào bàn ăn, cụ Hồ chẳng hề dùng cái lối đọc diễn văn long
trọng. Cụ ngồi ngay vào bàn ăn và lúc nâng ly rượu đầu, cụ nói giọng thật là nồng
nàn, thành thật: Chính phủ bên nhà đang theo đuổi mục tiêu tranh thủ độc lập,
đem lại hạnh phúc cho toàn dân. Nhưng muốn đem lại hạnh phúc cho toàn dân thì phải thực hiện Xã Hội Chủ Nghĩa. Giả sử
Chúa Giê Su sinh ra đời vào thời đại này, trước sự đau khổ của người đời như
lúc này mà Chúa muốn cứu vớt thì chắc
cũng phải theo Xã Hội Chủ Nghĩa” ( Ngồn Vietcatholic News – 05/5/2022 – Nguyễn
Đức Cung nhân đọc bài “ Phục Sinh Chính Trị, đôi điều góp ý với Nguyễn Hữu Liêm
).
Theo quan niệm của ông Hồ, nếu
Chúa Giê Su muốn…cứu vớt thì phải theo xã hội chủ nghĩa chống lại phe Đế Quốc
Tư Bản bóc lột. Ý tưởng này vừa đây đã được đẩy lên thành một cao trào mới đó là cho HCM chính là… Chúa Giê Su tái thế:
“ Đảng ta cho đến gần đây đã nuôi dưỡng được linh hồn dân tộc qua ý chí độc lập
quốc gia và lý tưởng công lý và Hồ Chí Minh qua bản sắc linh hồn đó chính là
Chúa Giê Su từ cõi Trời xuống trần gian cứu rỗi nhân dân. Nhưng nay thì linh hồn
đó đang đi vào vũng thoái hóa từ cám dỗ vật chất trái ngược với niềm tin chân
chất của người Cộng Sản. Tiền bạc và vật chất hiện nay đối với cán bộ CS là máu
của Chúa là nước thánh Hồ Chí Minh mà họ đang cúi đầu đón nhận qua những màn
Thánh Lễ rửa tội hiện kim” ( Nguồn Vietcatholic News 05/5/2022 Nguyễn Đức Cung
đã dẫn ).
Nếu hiểu thoái hóa là tình
trạng thụt lùi về đạo đức thì như ông Nguyễn Hữu Liêm nói chế độ hiện đang
thoái hóa là không đúng bởi vì các chế độ dù là CS Việt Nam hay quốc tế từ bản
chất, chúng vốn dĩ đã không có đạo đức thì lấy đâu mà nói …tiến hay thoái ?
Sở dĩ nói các chế độ CS
không có đạo đức bởi vì chúng phát xuất từ ý hệ lấy hận thù đấu tranh giai cấp
làm cơ sở hành động. Nên nhớ từ việc đấu
tranh ấy trong thời Liên Xô đã có hơn 600.000 ( Sáu trăm ngàn ) người đã bị
thanh trừng dưới thời Lenin và Stalin !. Tính chất vô đạo của các chế độ CS đã
bị vạch trần trước lương tâm nhân loại. Đức Đạt Lai Lạt Ma của PG Tây Tạng nói: “ CS là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của
chiến tranh là loài trùng độc, sinh sôi nảy nở trên rác rưởi của cuộc đời”.
Từ đầu thế kỷ hai mươi, các
phong trào CS đã nổi lên như một giải pháp cứu tinh đầy hứa hẹn. Thế nhưng chỉ
chưa đầy một thế kỷ, Liên Xô đã sụp đổ tan tành để rồi kéo theo nó là chủ nghĩa CS chỉ còn là hoài vọng của những
con người viễn mơ cho một thế giới đại đồng hư ảo !!!.
Thế Giới Đại Đồng ấy không
chỉ là sự dối trá của CS nhưng nó cũng thể hiện nơi quan điểm của giáo hội hiện
nay: “ Vì thế khi công bố ơn gọi cao cả của con người và khẳng định là hạt giống
thần linh đã được gieo vào trong con người. Thánh Công Đồng muốn dành cho nhân
loại sự cộng tác chân thành của giáo hội nhằm thiết lập Tình Huynh Đệ Đại Đồng
phù hợp với ơn gọi ấy” ( Gaudium Spes ).
Nếu mục tiêu của giáo hội là
để tiến tới thế giới đại đồng thì nó đâu có quan hệ gì đến niềm tin vào Chúa Ki
Tô Phục Sinh ? “ Nếu Đức Ki Tô không sống lại thì đức tin của anh em thật hão
huyền và anh em vẫn sống trong tội của
mình” ( 1C 15, 17 ).
Tin Chúa Ki Tô Phục Sinh là
nền tảng của việc sống đạo, bởi lẽ nếu Chúa không sống lại thì làm sao có Giáo
Hội mà không có giáo hội thì đương nhiên cũng chẳng có các Bí Tích, nhất là Bí
Tích Thánh Thể là nguồn Ơn Cứu Độ ?
Tin vào sự sống lại của Chúa
đã là điều khó và càng khó hơn nữa là nhận ra mục đích của sự sống lại ấy là gì
? Chẳng phải đã có sự lầm lẫn của các
tông đồ khi đặt ra câu hỏi trước khi Chúa phục sinh về trời hay sao ? “ Thưa
Chúa có phải đây là lúc Ngài khôi phục lại nước Itsraen hay sao ? ( Cv 1, 6 ).
Chúa Giê Su đã nhiều lần nói
về cái chết cũng như sự sống lại của Ngài nhưng các tông đồ vẫn chưa nhận ra: “
Đang khi còn ở Galile Chúa Giê Su phán cùng các môn đệ rằng: Con người sắp phải
bị nộp vào tay người ta. Họ sẽ giết Người
nhưng đến ngày thứ ba Người sẽ sống lại. Các môn đệ bèn buồn bực lắm” ( Mt 17,
22 -23 ).
Các môn đệ…buồn bực là vì họ
nghĩ Chúa Giê Su không thể bị giết chết
nhưng nếu Ngài không chết thì đâu thể sống lại ? Tuy vậy việc Chúa sống lại là
một mầu nhiệm khôn dò đã được báo trước trong Kinh Thánh. Thực sự thì các tông
đồ chỉ nhận ra mầu nhiệm ấy bởi Ơn CTT trong ngày Lễ Ngũ Tuần.
Riêng với Thánh Phao Lô,
tông đồ dân ngoại, ngài đã được Chúa mạc khải cho biết về mục đích của việc sống
lại ấy. Trong biến cố Damat, Phao Lô hỏi: Thưa Chúa, Chúa là ai ? Ngài đáp: Ta
là Giê Su mà ngươi bắt bớ đây. Song hãy chờ dậy, đứng lên vì Ta đã hiện ra cho ngươi để lập ngươi làm thừa sai và chứng nhân về cả những việc ngươi đã thấy lẫn những việc
Ta sẽ hiện ra mách bảo cho ngươi nữa. Ta cũng sẽ giải cứu ngươi khỏi dân này và
người ngoại bang mà Ta sai ngươi đến để
mở mắt họ khiến họ xây khỏi tối tăm mà
hướng về sự sáng, khỏi quyền bính của Sa Tan mà hướng về Thiên Chúa hầu cho họ
nhận được ơn tha tội và cơ nghiệp trong vòng những kẻ được nên Thánh bởi đức
tin đến Ta” ( Cv 26, 15 -18 ).
Quyền lực của Sa Tan áp đặt lên con người khi nào ? Xin thưa đó
chính là khi nguyên tổ A Đam – Eva không vâng lời Thiên Chúa đã cố tình ăn trái cấm do rắn Sa Tan xúi giục: “
Hai người cứ ăn đi, chẳng chết chóc gì đâu nhưng ĐCT biết rằng hễ ngày nào hai
người ăn trái cây đó, mắt mình mở ra sẽ như ĐCT, biết điều thiện và điều ác” (
St 3, 4 -5 ).
Trái Cấm đó chính là sự phân
biệt thiện, ác: “ Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn nhưng về cây biết điều thiện, điều ác thì chớ hề ăn đến
vì một mai ngươi ăn, chắc là phải chết” ( St 2, 16 -17 ).
Như vậy đã rõ trái cấm đó
chính là biết phân biệt điều thiện và điều ác. Tuy nhiên tại sao biết phân biệt
điều thiện và điều ác lại đem đến sự chết ? Đó là bởi sự phân biệt ấy chính là
một thứ…Ác Tập Nhị Nguyên ( Dualisme ).
Sao gọi là…ác tập ? Bởi vì do nơi sự phân biệt
ấy mà đã hình thành nên một “ Cái Tôi” ( Ngã Chấp ) và từ “ Cái Tôi” đó
phát sinh óc thiên lệch cho đây là thiện, kia là ác và chính do “ Cái Tôi” vị kỷ
đó mà đã đưa dến đấu tranh thù hận giữa người với người, giữa các chủng tộc với
nhau v.v…Chẳng phải ý hệ CS chỉ vì muốn…cải tạo thế giới mà đã phát động cuộc đấu
tranh giai cấp gây ra biết bao cuộc tàn sát, tù đầy cho hàng triệu người vô tội
đó sao ?
Chúa Ki Tô Phục Sinh nói với
Phao Lô Ta sai ngươi đến với dân ngoại để mở mắt khiến họ xây khỏi tối tăm mà
hướng về sự sáng, khỏi sự trói buộc của Sa Tan mà hướng về Thiên Chúa. Đấng
Thiên Chúa phải hướng về đó chỉ có thể là Đấng Thiên Chúa của Thực Tại đã sẵn đủ
ở nơi mỗi người.
Chính là với Đấng Thiên
Chúa…nội tại ấy, chúng ta mới nhận ra được
Mầu Nhiệm Phục Sinh, trái lại thì không và đây là trường hợp của
Nicodem, một trí thức Do Thái:“ Ban đêm ông đến cùng Chúa Giê Su và thưa: Rabi, chúng tôi biết Thầy là giáo sư từ
ĐCT đến. Vì nếu không có ĐCT ở cùng thì
chẳng ai có thể làm được những dấu lạ mà Thầy đã làm. Chúa Giê Su đáp: Quả thật
Ta nói cùng ngươi, nếu người nào chẳng được tái sinh thì không thể thấy được Nước
ĐCT. Nicodem thưa rằng: Người đã già thì làm sao sinh ra được, có thể nào vào
lòng mẹ lần thứ hai mà sinh ra nữa được không ? Chúa đáp: Quả thật, Ta nói cùng
ngươi, nếu người nào chẳng bởi nước và
Thánh Linh mà sinh thì không thể vào Nước ĐCT được. Hễ chi sinh bởi xác thịt là
xác thịt. hễ chi sinh bởi thần khí thì là thần khí” ( Ga 3, 1 -6 )
Ý của Chúa là cần được tái
sinh bởi Phép Rửa Tội và Ơn CTT mới vào được Nước Trời và Nước Trời đây chỉ có
thể là Thực Tại…nội tại “ở trong các ngươi” ( Lc 17, 20 -21 ). Chỉ với Nước Trời…nội
tại như thế chúng ta mới có thể hiểu ý
nghĩa của việc tái sinh có nghĩa sống lại thật về phần linh hồn. Nicodem không
thể hiểu việc tái sinh bởi ông ta cứ nghĩ việc sống lại ấy là về phần xác thân
!
Thật ra không chỉ Nicodem mới
có cái lầm về việc sống lại nhưng đó là của hết thảy người đời. Cũng vì không
hiểu thế nên người ta mới cho việc sống lại là điều hết sức phi lý bởi khi cái
xác thân vật chất này chết và đem đi chôn, làm mồi cho dòi bọ rúc tỉa thì làm
sao có thể…sống lại ?
Thánh Phao Lô đã giải thích
vấn đề này một cách hết sức cặn kẽ: “ Nhưng có kẻ hỏi rằng: Người chết được sống
lại thể nào, lấy thân thể nào mà đến được ư ? Ớ kẻ ngu dại kia, vật gì ngươi
gieo, nếu không chết đã thì không sống lại được. Còn như vật ngươi gieo ấy
không phải là vật sẽ có chẳng qua là cái hột như hột lúa mì hay là giống gì
khác. Nhưng ĐCT cho nó hình thể tùy ý
Ngài. Mỗi giống cho một hình thể riêng. Mọi xác thịt chẳng phải đồng một xác thịt
nhưng xác thịt của loài người khác của loài thú khác của loài chim khác của
loài cá lại khác nữa” ( 1C 15, 35 -39 ).
Bất cứ hột gì như hạt lúa, hạt
đậu v.v…khi gieo xuống thì cái mọc lên
không phải là cái hạt nữa mà
cái hạt đó cần phải thối rữa, chết đi để nảy mầm, nứt nanh mọc lên một cây con hay
lá mạ v.v…Cũng vậy khi con người ta chết và đem
đi chôn vùi trong đất thì không
phải là chính cái xác ấy…sống lại nhưng là linh hồn.
Trong niềm tin Công Giáo,
con người gồm có hai phần, phần xác và phần hồn. Khi chết thì phần xác là cát bụi
sẽ trở về bụi cát còn phần linh hồn sẽ sống lại để chịu phán xét, kẻ lành lên
Thiên Đàng, kẻ ác sẽ phải phạt trong Hỏa Ngục đời đời. Sự thưởng phạt ấy không
do một đấng uy quyền nào định đoạt nhưng là do cái Nghiệp của mỗi người. Nghiệp
tạo là do tập quán, thói quen có chủ ý ( Tác Ý ) mà thành.
Bởi vì Nghiệp là do tập
quán, thói quen có chủ ý thế nên con người phải chịu trách nhiệm về những việc
lành dữ mình làm: “ Ta sẽ lấy sự chết mà giết con cái nó và mọi Hội Thánh sẽ biết Ta là Đấng dò xét lòng dạ người ta. Ta
sẽ tùy công việc của mỗi người trong các
ngươi mà báo ứng” ( Kh 2, 23 ).
Đức Ki Tô sống lại là để cho
chúng ta những kẻ có lòng tin vào Ngài cũng sẽ được cùng sống lại với Ngài: “
Cũng như trong A Đam, mọi người đều phải chết thì cũng vậy trong Đức Ki Tô mọi
người sẽ được sống lại. Nhưng mỗi người theo thứ tự của mình. Đấng Ki Tô là hoa
quả đầu mùa thì lúc Đấng Ki Tô hiện đến thì những kẻ thuộc về Ngài sẽ được sống
lại” ( 1C 15, 21 -23 ).
Nguyên tổ A Đam chết là vì
đã cố tình…ăn Trái Cấm phân biệt. Còn Đức Ki Tô sống lại là vì đã triệt để vâng
theo Thánh Ý Chúa Cha. Về phần mỗi người chúng ta cũng phải noi gương Chúa Giê Su bỏ ý riêng
mình đi để tạo cho mình một cái Nghiệp Lành tối thượng bằng cách yêu thương kẻ
thù nghịch cùng mình. Làm phúc bố thí đừng cho tay tả biết việc tay hữu làm, hết
lòng cầu nguyện với Đấng Cha ở nơi mình v.v…
Tuy nhiên để có được Nghiệp
Lành tối thượng ấy thì cần có phương pháp tức trung thành cho đến hơi thở cuối
cùng bằng Phép Lần Hạt Mân Côi. Chính việc kêu cầu Thánh Danh Giê Su – Maria
trong giây phút thập tử nhất sinh ấy mà Chúa Giê Su và Đức Maria sẽ đến rước ta về cõi Thiên Đàng hưởng phúc đời đời./.
Phùng Văn
Hóa