1. Vì sao trong quá khứ có lần Tòa Thánh La Mã lại ở Avignon, Nước Pháp?
2. Nguyên nhân nào đã gây ra cuộc ly giáo Tây Phương. ( Western Schism), và ly giáo Đông Tây? (Eastern Schism)?
Trả lời :
1. Giáo Hội mà Chúa Kitô thiết lập trên nền tảng Tông Đồ đã trải qua nhiều biến cố từ buổi ban đầu cho đến ngày nay. Về mặt tín lý, đã có những tà thuyết (heresies) và bội giáo (Apostacies) xuất hiện khiến Giáo Hội phải chiến đấu để vượt qua hầu giữ vững đức tin Kitô Giao tinh tuyền. Thêm vào đó là sự rạn nứt trong sự hiệp thông và hiệp nhất (communion, unity) gọi chung là ly giáo (schism) đã xảy ra và còn kéo dài cho đến ngày nay, khiến Giáo Hội của Chúa bị phân chia thành hai nhánh chính là Công Giáo La Mã (Roman Catholicism) và Chính Thống Giáo Đông Phương (Eastern Orthodox Churches) không còn hiệp thông và hiệp nhất với nhau từ năm 1054 cho đến nay.
2. Ngoài ra, còn phải kể thêm các nhóm khác đã tách ra khỏi hiệp thông và hiệp nhất với Giáo Hội, như các nhóm Tin Lành (Protestantism) và Anh Giáo (Anglican Communion) đã tách ra khỏi Giáo Hội Công Giáo La Mã từ thế kỷ 16 cho đến nay.
Về việc Toà Thánh có lần đã “di cư” sang Avignon, thì đây là biến cố duy nhất trong lịch sử Giáo Hội, xảy ra việc Tòa Thánh La Mã đã “di cư” sang Pháp, đóng tại thành phố Avignon trong một thời gian khá lâu dài là 68 năm, kể từ năm 1309 đến năm 1377. Các sử gia đã gọi thời kỳ này là “ cuộc lưu đầy, hay cầm tù Babilone của Ngôi vị Giáo Hoàng (The Babilonian captivity of the papacy) .
Nguyên nhân của “cuộc lưu đầy” này có thể được tóm tắt như sau:
Vào thời kỳ cuối thế kỷ 12 và trong thế kỷ 13 , các phe phái chính trị và tôn giáo ở Ý và Pháp đã muốn tranh giành ảnh hưởng đối với Giáo Hội Công Giáo La Mã, nên đã là nguyên nhân chính khiến Ngai Tòa Phêrô bị di chuyển từ Rôma sang Avignon, Pháp, từ năm 1309 dưới triều Đức Giáo Hoàng Clement V (người Pháp 1305- 1316).
Ngài được Hồng Y đoàn bầu lên năm 1309 với hy vọng làm dịu bớt căng thẳng giữa các phe người Pháp và Ý đang muốn giành ảnh hưởng đối với Giáo Hôi sau những năm sóng gió dưới triều Đức cố Giáo Hoàng Boniface VIII (1294- 1303).
Vì là người Pháp, nên Đức Clement V đã mang Tòa Thánh từ Rome về Avignon, một thành phố phía nam nước Pháp, năm 1309 để tránh phải đương đầu với gia đình Colonna, đầy quyền lực ở Ý khi đó, đang muốn nắm quyền cai trị về mọi phương diện chính trị, xã hội và tôn giáo ở Rôma trong thời điểm đó. Ngài được Hồng Y đoàn bầu lên ngôi Giáo Hoàng năm 1309 như một nhượng bộ nhằm hòa giải giữa hai phe người Ý và Pháp đang có ảnh hưởng lớn trong Giáo Hội Công Giáo Tây phương lúc bấy giờ, nhưng đã không đạt được mục đích mong muốn. Vì thế, Đức Giáo Hoàng Clement V đã mang Tòa Thánh về Avignon để tránh áp lực của các thế lực người Ý đang muốn giành quyền chi phối Giáo Hội trong gian đoạn khó khăn đó.
Tuy nhiên, khi cư trú trên đất Pháp, thì 7 Giáo Hoàng kế tiếp nhau lên ngôi ở đây cũng không tránh được bị chi phối và ảnh hưởng cúa các nhà vua trị vì Nước Pháp trong suốt thời kỳ này. Dầu vậy, truyền thống Tông Đồ (Apostolic succession) vẫn được tôn trọng trong việc chọn Giáo Hoàng cũng như sứ vụ tông đồ vẫn được tiếp tục theo truyền thống trong việc cai quản Giáo Hội, mặc dù có bị thế quyền Pháp chi phối phần nào do việc Giáo Hội nằm trên lãnh thổ của Nước Pháp trong suốt 68 năm, với 7 Giáo Hoàng được bầu lên cách hợp pháp và có tên sau đây :
1. Clement V (1305-1316)
2. Joan XXII (1316-1334)
3. Benedict XII (1334-1342)
4. Clement VI (1342-1352)
5. Innocent VI (1352-1362)
6. Urbano V (1362-1370)
7. Gregory XI (1370- 1378)
Đức Gregory XI là Giáo Hoàng cuối cùng tại Avignon, đã quyết định mang Tòa Thánh trở lại Rôma năm 1377, do công khởi thủy của Đức Giáo Hoàng Urbano V (1362- 1370) và đặc biệt thể theo lời khẩn khoản nài van của nữ tu bí nhiệm Dòng ĐaMinh (Mystic Dominican Sister) mà sau này đã trở thành Thánh Nữ Catherine thành Sienna.
Nhưng dù Tòa Thánh được mang trở lại Rôma với Đức Giáo Hoàng Gregory XI, Giáo Hội vẫn chưa an vị được ở Rôma, mà còn xảy ra cuộc ly giáo Tây phương (Western Schism) giữa những người cùng hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo La Mã về phía Tây phương vì lý do sau đây:

Đức Giáo Hoàng Gregory XI trở về Roma năm 1376.