Chúng
ta đang sống trong một thời điểm mà thế giới đang phải đối mặt với nhiều biến động
khiến cho con người âu lo sợ hãi. Dịch bệnh nguy hiểm cứ kéo dài mãi, dù vắc
xin có được phủ khắp. Ngay tại các nước Âu Mỹ, vốn là nơi cung ứng vắc xin chủ
lực cho thế giới, cũng đang phải chứng kiến làn sóng mới của Covid-19, lây lan
nhanh hơn, thậm chí còn có nguy cơ phát sinh biến chủng mới nguy hại hơi, vì được
dự đoán là có khả năng kháng lại các loại vắc xin. Kinh tế thì đình đốn, thất nghiệp tràn lan, giá cả các mặt
hàng leo thang từng ngày, do giá dầu giá xăng tăng phi mã.
Trong bối cảnh như thế, chúng ta tìm nơi “nương ẩn” ở đâu? Chắc chắn không phải là nơi trần gian, nơi con người, hay nơi của cải vật chất, vì những thứ đó rất mong manh và vô thường. Vậy thì ta tìm nơi “nương ẩn” ở đâu? Thánh Vịnh đáp ca hôm nay cho ta câu trả lời. Nơi mà ta cần tìm “ẩn nương” đó chính là Thiên Chúa: “Lạy Chúa, bên Ngài con đang ẩn náu” (Tv 15,5). Ta được mời gọi “nương ẩn” bên Chúa, bởi chưng: “Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con; số mạng con, chính Ngài nắm giữ”. Và bởi chưng: “Được Ngài ở bên, chẳng nao núng bao giờ. Vì thế, tâm hồn con mừng rỡ, và lòng dạ hân hoan” (Tv 15,8-9).
- Nương ẩn bên Chúa, ta sẽ được
được giải thoát
Trong
thời Cựu Ước, dân tộc Israel, nhiều phen, đã được Thiên Chúa giữ gìn và giải
thoát khỏi họa diệt vong, khỏi những thời khắc đen tối nhất, nhờ họ đặt niềm cậy
trông nơi Chúa, như lời Chúa đã phán với tiên tri Đaniel (Bài đọc I): “Đó sẽ
là thời ngặt nghèo chưa từng thấy, từ khi có các dân cho đến bây giờ. Thời đó,
dân ngươi sẽ thoát nạn, nghĩa là tất cả những ai được ghi tên trong cuốn sách của
Thiên Chúa” (Đn 13,1-2). Quả vậy, những ai biết tìm “ẩn nương” bên Chúa, những
ai biết lo cho mình “được ghi tên trong cuốn sách của Thiên Chúa", sẽ được
Người giải thoát khỏi mọi tai ương, dịch giã và mọi thứ biến loạn khác.
- Ẩn náu bên Chúa, ta sẽ nắm
chắc ơn cứu độ
Vì
sao? Vì chính Chúa Giêsu đã dâng lễ tế đền
tội thay cho chúng ta. Không
như lễ tế mà các tư tế thời Cựu Ước dâng mỗi ngày, là các con vật, vốn không thể
xóa bỏ tội lỗi được; lễ tế mà Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha, đó chính là mình
và máu châu báu của Ngài. Vì thế,
lễ tế này có giá trị vô song. Giá trị đó là đền bù tất cả tội lỗi của nhân loại
chúng ta. Và Thánh lễ mà chúng ta dâng mỗi ngày chính là hiện tại hóa hy lễ ấy của Chúa Giêsu, như
là một bảo chứng ơn cứu độ đời đời cho
chúng ta.
Thánh
Phaolo đã minh định điều này trong trích thư gởi tín hữu Do Thái (Bài đọc II): “Vị tư tế nào cũng phải đứng trong Đền Thờ lo việc phụng tự mỗi ngày và
dâng đi dâng lại cũng ngần ấy thứ lễ tế; mà những lễ tế đó chẳng bao giờ xoá bỏ
được tội lỗi. Còn Đức Kitô, sau khi dâng lễ tế duy nhất để đền tội cho nhân loại,
Người đã lên ngự bên hữu Chúa Cha đến muôn đời” (Dt 10,11-12) .
Việc Chúa Giêsu “lên trời ngự bên hữu Chúa Cha”
là một bảo chứng chắc chắn hơn nữa cho ơn cứu độ của những ai tìm “nương ẩn”
bên Chúa, tức là đặt trọn niềm tin tưởng và cậy trông vào Chúa.
Khi tìm “ẩn nương” bên Chúa theo cách thức này,
ta sẽ không còn lo lắng hoang mang gì trước những biến động của cuộc đời, cũng
không còn sợ hãi gì trước cả những cảnh tượng “hãi hùng chết chóc” trong ngày
cùng tận của thế giới mà Chúa Giêsu đề cập trong Tin Mừng, hay ngày tận cùng của
riêng mỗi người chúng ta, tức là ngày chúng ta lìa đời.
Các Thánh Tử Đạo mà Giáo Hội Việt Nam mừng
kính trọng thể hôm nay là những người đã minh chứng cho niềm xác tín trên, bởi
vì các ngài luôn đặt niềm trông cậy và phó thác nơi Chúa, Đấng là thành trì, là
núi đá vững chắc cho các ngài “nương ẩn”.
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long