Hội đồng Giám mục Bolivia tố cáo tình trạng giam giữ công dân nhưng trước đó chưa xét xử và kết án, đồng thời yêu cầu cải cách hệ thống tư pháp, nhằm tái lập chính quyền với công lý minh bạch, độc lập và không thiên vị.

Biểu
tình tại Bolivia (ANSA)
Trong
một tuyên bố, Hội đồng Giám mục viết: “Tại Bolivia, 70-75% tù nhân bị giam giữ
nhưng trước đó chưa qua quá trình xét xử, chưa có bản án và bị tước quyền tự
do, thường phải sống trong điều kiện tồi tệ”.
Đặc
biệt, các Giám mục bày tỏ lo ngại về tình trạng nhân quyền không được coi trọng
và sự thao túng của chính quyền công lý xảy ra trong thời gian gần đây, gây
căng thẳng và chia rẽ xã hội, làm cho đau khổ cho nhiều người.
Các
Giám mục ám chỉ đến vụ bắt giữ bà Jeanine Anez, cựu tổng thống lâm thời. Bà
Jeanine Anez đã bị giam sáu tháng, với tội danh âm mưu, khủng bố và nổi loạn.
Trước đó cựu tổng thống lâm thời đã lãnh đạo Bolivia trong quá trình chuyển
giao năm ngoái do tổng thống Evo Morales từ chức, và vụ bắt giữ bà đã gây ra
căng thẳng xã hội nghiêm trọng. Theo các Giám mục, trường hợp giam giữ bà
Jeanine Anez đã vi phạm quyền bảo vệ cá nhân trong tự do và đúng tố tụng. Hơn
thế nữa, bà còn bị đối xử tàn nhẫn: khi bị bệnh bà Anez không được điều trị y tế
và phải lựa chọn giữa việc gặp luật sư hoặc gặp con trai.
Với
cách hành xử như vậy, hệ thống tư pháp đã trở thành công cụ trả thù của những
người nắm quyền, gây tổn hại nghiêm trọng đến nền dân chủ và làm cho nhiều người
bị tổn thương và đau khổ.
Từ
điểm này, các Giám mục kêu gọi chính quyền không được quên rằng cuộc sống và phẩm
giá của mỗi người là những quyền cơ bản và bất khả xâm phạm và tất cả mọi người
phải tôn trọng sự thật của sự việc. Hơn nữa, các quyền cơ bản đã được Hiến pháp
công nhận không thể tiếp tục bị bỏ qua, cũng như nguyên tắc “giả định vô tội”
không thể bị bỏ qua hoặc sử dụng một cách tùy tiện. Bởi vì, mọi người đều có
quyền được tôn trọng phẩm giá và cuộc sống, kể cả những người đang thi hành bản
án.
Hội
đồng Giám mục Bolivia kêu gọi một cuộc cải cách thực sự hệ thống tư pháp nhằm
tái lập chính quyền của một nền công lý minh bạch, độc lập và không thiên vị.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, cần có một thỏa thuận quốc gia rộng rãi,
trong đó tất cả các thành phần chính trị và xã hội được đại diện, trên tinh thần
đối thoại, hòa bình và tôn trọng nhau.
Đối
với người dân, các Giám mục mời gọi cùng nhau làm việc cho hòa giải và tạo ra một
bầu khí hòa bình và huynh đệ, gạt bỏ những gì gây chia rẽ, bao gồm bạo lực bằng
lời nói, và tìm kiếm những gì hợp nhất. Bởi vì, như Thánh Gioan Phaolô II đã
nói: “không có hòa bình nếu không có công lý; không có công lý nếu không có sự
tha thứ”. (CSR_5877_2021)
Ngọc
Yến