Đức cha Peter Machado của giáo phận Bengaluru của Ấn Độ nhận xét rằng các cuộc tấn công nhắm vào các Ki-tô hữu đã gia tăng tại các bang của Ấn Độ đã thông qua luật chống cải đạo.

Kitô hữu Ấn Độ chống cuồng tín và thù hận
Đức cha Machado là chủ tịch của Diễn đàn
Hiệp nhất Ki-tô hữu All-Karnataka về Nhân quyền. Ngài nói: “Luật chống cải đạo
đầu tiên được thông qua tại Odisha vào năm 1967. Các cuộc tấn công nhắm vào
Ki-tô hữu bắt đầu vào những năm 1970, với đỉnh điểm là bạo lực ở Kandhamal vào
năm 2008. Luật này đã biện minh cho các cuộc tấn công vào Ki-tô hữu. Sau
Odisha, luật chống cải đạo được thông qua tại 6 bang khác. Không có nhiều phản ứng
để chống lại một luật phi dân chủ như thế.”
Hôm thứ Bảy 4/12/2021, các thành viên của
cộng đồng Ki-tô hữu đã biểu tình tại trường thánh Phanxicô Xaviê ở phía tây
bang Bengaluru để phản đối dự luật chống cải đạo ở Karnataka.
Đức cha Machado nói: “Chính quyền bang
nói dự luật sẵn sàng vào ngày 5/12 và được bàn luận trong phần luật pháp bắt đầu
từ ngày 13/12. Vì vậy đâu là thời gian và nơi chốn cho một cuộc thảo luận công
khai? Trong những vấn đề quan trọng ở một chế độ dân chủ, không có luật nào sẽ
được bàn thảo mà không có sự tranh luận công khai.”
Phóng đại sự việc
Theo Đức cha, “Vấn đề ép buộc cải đạo được
phóng đại rất nhiều. Nhiều lãnh đạo của Đảng Nhân dân Ấn Độ đã học tại các trường Ki-tô giáo và họ đã chọn
các bệnh viện Ki-tô giáo để điều trị. Không có ai trong họ bị cưỡng bức cải đạo.”
Đức cha cũng chia sẻ rằng “ông
Goolihatti Shekhar, thành viên của Đảng Nhân dân Ấn Độ ở Hosadurga cho rằng có
từ 15.000 đến 20.000 người trong khu vực bầu cử của ông, gồm cả mẹ ông, bị cưỡng
bức theo Ki-tô giáo. Chính quyền Hosadurga đã điều tra cáo buộc và thấy rằng
không có việc này và những người đã theo Ki-tô giáo là hoàn toàn do ý muốn và sự
xác tín của họ.”
Tuy nhiên, theo nhận xét của Đức cha
Machado, nếu có sự cải đạo lan tràn như họ tuyên bố, số Ki-tô hữu phải gia
tăng. Nhưng theo cuộc điều tra dân số, số Ki-tô hữu trên toàn Ấn Độ vào năm
2001 là 2,34%, và đến năm 2011 giảm còn 2,3%. Tại Karnaka tình trạng cũng không
khác khi số Ki-tô hữu giảm từ 1,91% trong năm 2001 xuống còn 1,87% trong năm
2011”. (The Times of India 05/12/2021)
Hồng Thủy
(Vatican
News 07.12.2021)