Từ bấy lâu nay Giáo Hội vẫn triền miên sống trong khủng hoảng mà nguyên nhân đưa đến chính là bởi vẫn còn chấp chặt vào quan niệm cho Thiên Chúa Tạo Hóa là Đấng sinh nên muôn vật. Hơn nữa lại còn cho con người được…cộng tác trong việc sinh sản ấy:
“ Như người cha trong gia đình không muốn tự mình làm hết mọi việc để con cái ngồi chơi xơi nước nhưng muốn đàn con cùng tham gia làm việc với mình để chúng trưởng thành hơn, khôn ngoan hơn. Thiên Chúa cũng muốn chúng ta là con cái Ngài tham gia làm việc với Ngài như thế…
…Chính
vì thế khi muốn có đông người sinh sống trên mặt đất, Thiên Chúa không tự mình
nắn lên từng người một nhưng Ngài đã dựng nên nguyên tổ loài người là A Đam và
Eva rồi trao cho hai ông bà và con cháu qua các thế hệ, cộng tác với Ngài sinh thêm những người con khác, nhờ đó nhân
loại được sinh sôi, phát triển khắp địa cầu” ( Nguồn ĐBĐM – 09/7/2021 – Lm
Inhaxio Trần Ngà – Loan báo Tin Mừng với Chúa Giê Su ).
Qua
trích đoạn này cho thấy có điểm không những vô lý mà con tỏ ra chẳng hiểu chút
chi về Tội Nguyên Tổ. Nếu cho rằng bởi
Thiên Chúa muốn có một nhân loại sinh sôi phát triển khắp địa cầu nên đã cho
pháp nguyên tổ A Đam – Eva được cộng tác trong việc sinh con đẻ cái thì việc sinh sản ấy, tất nhiên phải
xảy ra trong khi …hai ông bà vẫn còn ở
trong Vườn Địa Đàng ? Đang khi đó sự thật
lại hoàn toàn không như vậy. Sách Sáng
Thế nói rõ chỉ sau khi A Đam – Eva bị đuổi khỏi Vườn Địa Đàng thì E Va mới là …mẹ của loài người: “ A Đam gọi
vợ là Eva bởi vì bà là mẹ của chúng sinh” ( St 3, 20 ).
Thật ra câu chuyện sa ngã của nguyên tổ nơi Vườn Địa
Đàng chỉ là một biểu tượng minh triết chứ không hề có A Đam – Eva là hai con người
bằng xương bằng thịt sống nơi Vườn Địa Đàng
trong đó có con rắn có trái cây biết phân biệt v.v…
Nếu
tất cả đều không thật có như thế thì
cũng chẳng làm gì có chuyện Thiên Chúa …cho phép nguyên tổ được cộng tác trong
việc sinh con đẻ cái ở đây !!! Câu chuyện
sa ngã của nguyên tổ nơi Vườn Địa Đàng chỉ là biểu tượng và cũng chỉ trong ý nghĩa đó chúng ta mới hiểu
được bản chất của Tội nguyên Tổ và tại sao phân biệt thiện ác lại là một thứ tội
đưa đến cái chết ?
“
Giehova Đức Chúa phán với Eva rằng: ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây
trong vườn nhưng về cây biết điều thiện, điều ác thì chớ hề ăn đến vì một
mai ngươi ăn, chắc là phải chết” ( St 2,
16 -17 ).

The Rebuke of Adam and Eve, Charles Joseph Natoire, 1740.
The Metropolitan Museum of Art, New York; purchase, Mr. and Mrs. Frank E. Richardson III, George T. Delacorte Jr., and Mr. and Mrs. Henry J. Heinz II Gifts; Victor Wilbour Memorial, Marquand, and The Alfred N. Punnett Endowment Funds; and The Edward Jose (1987.279); www.metmuseum.org
Lý
do tại sao….ăn trái cây phân biệt thiện
ác mà lại…phải chết ? Đó là vì do nơi sự
phân biệt ấy mà đã hình thành nên một Bản Ngã cá biệt, khác với người khác,
một bản ngã cao quý, đáng tôn trọng
hơn tất cả mọi cái ngã khác.
Do
nơi phân biệt chấp có một bản ngã, đây
chính là một thứ vô minh căn bản tức
không nhận biết sự thật và sự thật cần
nhận biết đó chính là Lý Duyên Khởi cũng
gọi là Lý Duyên Sinh. Tất cả mọi sự vật, sự việc kể cả con người đều không tự mình…có mà phải do nhiều nhân
duyên, điều kiện mới có thể sinh ra. Một hạt giống được gieo xuống đất không thể
tự mình mọc lên thành cây mà phải nhờ có đủ các duyên: độ ẩm, ánh sáng, không
khí v.v…mới có thể nảy mầm, nứt mộng
thành cây được.
Tất
cả muôn vật dù vô tình hay hữu tình đều
vận hành theo quy luật duyên khởi. Không có sự vật nào có thể tồn tại độc lập.
Mặt trời, trăng sao không thể đứng yên trong không gian mà phải vận hành theo những quỹ đạo của nó. Tính chất
Duyên Khởi có nghĩa tất cả phải nương
vào nhau mới có thể tồn tại. Do cái này có mặt, cái kia có mặt. Do cái này
không có mặt, cái kia không có mặt. Do cái này sanh, cái kia sanh. Do cái này
diệt, cái kia diệt ( Thử hữu cố bỉ hữu. Thử vô cố bỉ vô. Thử sanh cố bỉ sanh.
Thử diệt cố bỉ diệt ).
Đối
với muôn vật là như thế, không có cái gì độc lập, riêng lẻ mà có thể tồn tại. Thế nhưng trong lãnh vực tâm
linh bởi đã có sự…chấp ngã tức là thấy có một “ Cái Tôi” chủ tể, độc lập tự tánh thế nên từ đó phát sinh đủ mọi giống
tội: Tham, sân, si, kiêu căng mạn nghi, ác kiến ….
Ki
Tô Hữu tin nhận Chúa Giê Su là Đấng Cứu Độ, điều ấy là chính đáng. Tuy
nhiên chúng ta cần phải hiểu ý nghĩa của Cứu Độ là gì ? “ Độ” nghĩa là vượt
qua tức làm cho chúng sinh thấy rằng
chính do nơi…chấp ngã mà con người đã phải
nổi chìm trong biển khổ sinh tử. Cứ bỏ đi được cái …chấp ngã tức thấy có một “
Cái Tôi” đó đi thì sẽ hết khổ.
Bỏ
đi ngã chấp chính là Đạo Lý Bỏ Mình của Đức Ki Tô: “ Ai muốn theo Ta thì hãy bỏ
mình, hàng ngày vác thập giá mình mà
theo” ( Lc 9, 23 ). Làm sao…bỏ được mình đó là điều khó trong muôn điều khó.
Chính vì không bỏ được mình mà đời sống đạo của Ki Tô Hữu chỉ còn là một thứ…đạo
hình thức, không hấp dẫn được ai ?
Bỏ
mình, tuy khó mà cũng không khó nếu biết
áp dụng Lý Duyên Khởi. Chúng ta vẫn nói
cầu nguyện là để gặp gỡ, kết hợp với Chúa. Điều ấy quả không sai nhưng kết hợp sao được nếu Thiên Chúa không…ở trong ta ? Trong việc cầu nguyện, Đức
Ki Tô truyền dạy: “ Còn ngươi, khi cầu
nguyện hãy vào phòng kín đóng cửa lại rồi cầu nguyện Cha ngươi là Đấng ở nơi ẩn
mật và Cha ngươi là Đấng thấy trong chỗ ẩn mật sẽ báo đáp cho ngươi” ( Mt 6, 6
).
Cầu
nguyện với Cha là Đấng Ẩn Mật thì Đấng Cha ấy
nhất thiết cần phải hiểu đó là cái Tâm Chân Như thường hằng bất biến ở
nơi mỗi người. Sở dĩ nói Tâm Chân Như bởi
cần phân biệt có hai thứ Tâm. Một là Vọng Tâm, hai là Chân Tâm. Vọng Tâm
luôn thay đổi không một giây phút nào ngừng.
Còn Chân Tâm thì như như bất động, không
bao giờ thay đổi. Cái Tâm Chân Như ấy có
ở nơi bậc Thánh cũng như kẻ phàm không khác mảy may.
Chúa
Giê Su gọi cái Tâm Chân Như ấy là Cha và muốn mạc khải Đấng Cha đó cho những ai Ngài muốn: “ Ngoài Cha không
ai biết Con. Ngoài Con và những kẻ nào Con muốn cũng không ai biết Cha” ( Lc
10, 22 ).
Nhận
biết Cha, Đấng ở nơi mình, đó chính là…cốt tủy của việc sống đạo và để có được
sự nhận biết ấy thì cần phải luôn NHỚ tức
Duyên Khởi với Ngài. Nhớ tức là Duyên Khởi và Duyên Khởi cũng cũng chính là Nhớ.
Phàm
phu không ai lại không …chấp ngã cho mình là “ Cái Tôi” chủ tể, độc lập, tự
tánh và khi đã mang cái chấp đó thì Thiên Chúa đương nhiên …bị gạt ra ngoài,
không còn tin sự hiện hữu của Ngài nữa.
Một khi đã không tin sự hiện hữu của Thiên Chúa
thì cũng chẳng thể tin có Thiên Đàng, Hỏa Ngục.
Một
khi đã không tin có Thiên Đàng, Hỏa Ngục thì việc sống đạo trở thành vô nghĩa.
Tại sao ? Bởi vì sống đời sống tôn giáo chỉ có
mục đích là để dẫn đưa ta về Thiên Đàng
đồng thời tránh thoát khỏi Hỏa Ngục.
Một
khi con người, dù là người có tôn giáo đã không còn tin sự hiện hữu của Thiên
Đàng của Hỏa Ngục chỉ còn có đời sống thế tục này thôi thì việc
sống đạo trở thành vô nghĩa. Người ta
không còn thực tâm cầu nguyện bởi chưng ý nghĩa đích thực của cầu nguyện chính là ước nguyện được về sống trên Nước Thiên Đàng và tránh thoát khỏi chốn
khốn nạn đời đời Hỏa Ngục.
Tin
có Thiên Đàng có Hỏa Ngục nhưng hai chốn
ấy có thể có ở đâu bên ngoài mình. Chính vì Thiên Đàng, Hỏa Ngục hiện hữu
ngay ở nơi Tâm thế nên sự NHỚ -
QUÊN mới mang tính quyết định.
Có
tin Thiên Đàng là chốn hằng vui, hằng sống thì ta mới mong mỏi được về . Trái lại
có tin Hỏa Ngục là chốn trầm luân đời đời thì ta mới sợ hãi muốn tránh xa.!!! Chính
bởi Thiên Đàng, Hỏa Ngục là một Thực Tại Tâm
thế nên trong mọi việc, Chúa Giê Su
dạy chúng ta trong mọi việc, cần xuất phát từ Tâm mà làm.
Cầu
nguyện thì phải xoay cái Tâm trở vào bên
trong mà cầu. Làm việc bố thí thì đừng cho tay trái biết việc tay phải làm v.v…
Duyên
( Nhớ ) cái gì sẽ có cái đó, Duyên Khởi với Chúa sẽ được gặp Chúa. Đức Ki
Tô được Cha sai đến, rao giảng Tin Mừng là để
kết duyên với con người, nói cho họ biết có một Thực Tại mầu nhiệm vốn từ muôn thuở đã và
đang hiện hữu ở nơi mỗi người, chỉ cần hết lòng tin và trở về ắt sẽ gặp: “ Lòng
các ngươi chớ bối rối. Đã tin Thiên Chúa thì hãy tin Ta nữa. Trong Nhà Cha Ta
có nhiều chỗ. Bằng chẳng vậy, Ta đã nói cho các ngươi rồi: Ta đi để sắm sẵn cho
các ngươi một chỗ rồi thì Ta sẽ trở lại, hầu cho Ta ở đâu thì các ngươi cũng sẽ
ở đó với Ta” ( Ga 14, 1-3 )./.
Phùng Văn
Hóa