Sáng ngày 14/6/2022, tại Phòng Báo chí Toà Thánh đã diễn ra cuộc họp báo giới thiệu Sứ điệp Ngày Thế giới Người nghèo lần VI (năm 2022) của Đức Thánh Cha, dưới sự chủ trì của Đức tổng giám mục Rino Fisichella, Quyền Tổng trưởng Bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc.

2021.11.12
Giornata mondiale dei Poveri ad Assisi
(Vatican Media)
Ngày
Thế giới Người nghèo lần VI được cử hành vào ngày 13/11/2022. Sứ điệp của Đức
Thánh Cha cho Ngày này có tựa đề: “Vì anh em, Đức Kitô đã trở nên nghèo khó”
(xem 2 Cr 8,9), dài 5 trang với hơn 3.000 từ được chia thành 10 đoạn, và được Đức
Thánh Cha ký vào ngày 13/6/2022.
Mở
đầu Sứ điệp Đức Thánh Cha nhận định rằng “Ngày Thế giới Người nghèo năm nay như
một thách đố lành mạnh giúp chúng ta suy gẫm về lối sống của mình và về nhiều
hình thức đói nghèo của thời điểm hiện tại.”
Chiến
tranh tạo nên nghèo đói
Ngài
lưu ý đến cuồng phong đại dịch mà thế giới vừa thoát ra với nhiều mất mát và một
thảm hoạ khác là chiến tranh ở Ucraina, dẫn đến sự can thiệp của các siêu cường
quốc khiến lặp lại bi kịch “một số ít người có thế lực đang bóp nghẹt tiếng nói
của một nhân loại kêu gọi hòa bình.” Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Sự nghèo đói -
mà sự vô nghĩa của chiến tranh tạo ra - to lớn dường nào!”.
Đức
Kitô trở nên nghèo để chúng ta trở nên giàu có
Nhân
Ngày Thế giới Người nghèo, Đức Thánh Cha mời gọi suy tư về lời thánh Phaolô kêu
gọi gắn chặt ánh nhìn vào Chúa Giêsu, Đấng vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý
trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở
nên giàu có” (xem 2Cr 8,9).
Liên
đới: chia sẻ một ít điều chúng ta có với người không có gì
Trong
Sứ điệp Ngày Thế giới Người nghèo, Đức Thánh Cha nhắc lại hoạt động quyên góp để
trợ giúp cho nhu cầu của người nghèo, điều mà các Kitô hữu luôn thực hiện cách
vui tươi và với trách nhiệm. Ngài cảm ơn lòng quảng đại của các dân tộc trong
việc đón tiếp hàng triệu người tị nạn vì chiến tranh ở Trung Đông, Trung Phi và
hiện nay là Ucraina. Ngài nhấn mạnh đến sự liên đới: chia sẻ một ít điều chúng
ta có với người không có gì, để không ai hoàn toàn không có gì.
Dấu
chỉ của tình yêu
Đối
với thánh Phaolô, sự chia sẻ là dấu chỉ của tình yêu, tình yêu mà chính Chúa
Kitô đã tỏ ra. Do đó, Đức Thánh Cha mời gọi xắn tay áo lên và biến đức tin
thành hành động, điều cần chính chúng ta thực hiện. Và thánh Charles de
Foucauld chính là gương mẫu khi được sinh ra trong một gia đình quyền quý, ngài
đã từ bỏ mọi sự để theo Chúa Giêsu, trở nên giống như Người, là một người anh
em nghèo đối với tất cả. (CSR_2487_2022)
Hồng
Thủy
(Vatican
News 14.06.2022)