Cơn đại dịch Covid 19 mặc dầu vẫn còn diễn biến phức tạp nhưng với Con Đường Công Nghị, người ta đang bàn đến việc Canh Tân Mục Vụ sau khi cơn dịch này chấm dứt:
“ Đức cha Mario Grech,
giám quản giáo phận Gorgo và là phó tổng thư ký của THĐ Giám Mục vừa viết cho
hàng giáo sĩ trong giáo phận ngài rằng: Người ta sẽ tự tử nếu sau đại dịch này,
họ lại trở lại với các mô hình mục vụ y như cũ. Suy nghĩ này nảy sinh từ các
thách đố và giới hạn gần đây đối với
công trình mục vụ trong thời gian đại dịch Covid 19. Tờ L’ Oservatore
Romano và Vatican News tường trình rằng
cuộc khủng hoảng này đã làm rúng động các
nền tảng chúng ta vốn nghĩ là không thể
rung chuyển được như chúng ta đã nhìn thấy trong các lãnh vực kinh tế, khoa học
và chính trị. Tình thế chưa hề có trước đây cũng ảnh hưởng tới Giáo Hội…

Ảnh: catholicherald
…Đức
cha Grech nhận định rằng: Đức giáo hoàng
Phanxico tiếp tục lời kêu gọi của ngài về việc phải hoán cải trong thời gian đại
dịch, khi chúng ta đắm chìm trong các cảm nghiệm mới mẻ thúc đẩy chúng ta chiêm ngắm khuôn mặt Chúa Ki Tô” ( Nguồn:
Vietcatholic News – Vũ Văn An – Hậu đại dịch: Con Đường Công Nghị để canh tân cả
Giáo Hội và Xã Hội ).
Chúng
ta có thể thấy sự …chiêm ngắm khuôn mặt Chúa Ki Tô qua lá thư riêng của đức giáo hoàng Phanxico
gửi cho cha Martin vừa đây: “ Tôi muốn cảm ơn cha về nhiệt tình phục vụ của cha
và khả năng của cha trong việc gần gũi mà Chúa Giê Su từng có và là sự gần gũi
phản ảnh sự gần gũi của Thiên Chúa. Ngài giải thích sự gần gũi của Thiên Chúa gồm
03 yếu tố: Sự gần gũi, lòng cảm thương và âu yếm dịu dàng. Đó là cách Người đến
gần hơn mỗi người chúng ta…
…Đức
giáo hoàng viết thêm: Nghĩ đến việc mục vụ của cha, tôi thấy cha liên tục tìm cách mô phỏng phong thái của Thiên Chúa. Cha là một linh mục cho mọi
người, hệt như Chúa Cha là Cha cho mọi người. Tôi cầu xin cho cha tiếp tục cách
này, sống gần gũi, cảm thương và âu yếm, dịu dàng và tôi cầu xin cho các tín hữu, đoàn chiên của cha và mọi người Chúa đặt dưới sự chăm sóc của
cha để cha che chở họ, làm họ lớn lên trong tình yêu của Chúa Giê Su Ki Tô,
Chúa chúng ta” ( Nguồn: Vietcatholic News 28/6/2021 – Vũ Văn An – Đức Phanxico
và các xu hướng dường như đi ngược lại giáo huấn của giáo hội ).
Qua
lá thư này cho thấy, đức giáo hoàng
Phanxico đã không tiếc lời ca tụng linh
mục Martin là đã tìm cách mô phỏng phong thái của Thiên Chúa, cha là một linh mục
cho mọi người, hệt như Chúa Cha là Cha cho mọi người ! Thế nhưng sự thật thì
linh mục này dưới đánh giá của dư luận là con người như thế nào ?:
“
Theo CNA: Mục vụ của cha Martin ngày càng trở nên gây tranh cãi hơn vì việc
ngày càng tách xa tín lý của Công Giáo
hơn. Năm 2017, sau khi cho công bố cuốn: “ Xây một nhịp cầu. Làm thế nào
GHCG và Cộng Đồng Đồng Giới và Chuyển Giới có thể bước vào một mối liên hệ Tôn Trọng, Thương Cảm và Nhạy
Cảm ). Cha Martin trong một bài báo trên tờ Washington Post cho rằng khi viết cuốn sách này, tôi biết nó sẽ
là một chủ đề gây tranh cãi, mặc dù tôi rất thận trọng giữ mình trong khuôn khổ
giáo huấn của Giáo Hội. Các suy nghĩ của tôi, các suy nghĩ có thể được tóm tắt
như lời kêu gọi tôn trọng từ cả hai phía, được đặt trên nền tảng Tin Mừng và
trên lời kêu gọi của Sách Giáo Lý muốn
GH cư xử với những người đồng tính một
cách tôn trọng, cảm thương và nhạy cảm” ( Nguồn: Vietcatholic News 28/6/2021
Vũ Văn An đã dẫn ).
Ý
nghĩa của sự tôn trọng, cảm thương và nhạy cảm đối với người đồng tính và chuyển
giới có phải chăng Giáo Hội cần chấp nhận,
bênh vực những quan điểm sai lầm của họ
về tội, phúc hay là cố gắng lôi kéo những
con người đáng thương đó trở về đường ngay nẻo chính ?
Tôn
giáo còn được gọi là…đạo tức con đường thực hiện tâm linh và con đường ấy cũng
chính là Con Đường Sự Thật: “ Ta là đường là sự thật và là sự sống. Không ai đến
được với Cha mà không qua Thầy” ( Ga 14, 6 ). Con Đường Sự Thật của Đức Ki Tô tồn
tại suốt 2000 năm nay nhưng nhân đại dịch
Covid nó đang có nguy cơ…tan rã bởi cái gọi là Con Đường Công Nghị ???
Con
Đường Công nghị này sẽ diễn biến qua 03 giai đoạn: Giáo phận, đại lục và hoàn
vũ với các cuộc tham khảo ý kiến và phân
định để đi đến giai đoạn chót là THĐ Giám Mục Thế Giới vào tháng 10/2023 ở
RoMa. Công nghị Thế Giới này có chủ đề
là “ Tiến tới một Giáo Hội Công Nghị: Hiệp
Thông, Tham Gia và Sứ Mạng. Khẩu hiệu của hành trình này là: “ Mỗi người lắng
nghe nhau và tất cả lắng nghe Chúa Thánh Linh” ( Nguồn Vatican news – Giuse Trần
Đức Anh O.P – Chuyện dài Con Đường Công Nghị ).
Trái
với đường lối của Giáo Hội từ trước đến nay, tất cả mệnh lệnh đều từ trên ban
xuống thì nay lại là từ…dưới ngược lên: “ Các giám mục của Ý hình dung Con Đường
Công Nghị của họ bắt đầu với cái gọi là cách tiếp cận “ Từ dưới lên” liên quan
đến Dân Chúa với những khoảnh khắc Lắng Nghe, Tìm Kiếm và Đề Xuất ( Chủ đề ba
điều này được lập lại trong suốt bản tài liệu ) trong các giáo phận và giáo xứ.
Giai đoạn đó sẽ kéo dài đến năm 2022 ).
Chúng
ta có thể hình dung con đường Công Nghị….từ dưới lên như thế này: Từ dưới tức cấp
thấp nhất là các Giáo Xứ, ở đây cha xứ
và toàn thể giáo dân sẽ họp nhau để công khai bàn bạc ( Công Nghị ) về tất cả
mọi vấn đề, từ việc quản trị cho đến
lãnh vực giáo lý, đức tin, Bí Tích hoặc
các Tín Điều về Đức Mẹ v.v…
Trong
tinh thần…công nghị đó, cuối cùng sẽ lấy biểu quyết theo nguyên tắc thiểu số phục
tùng đa số, cha xứ cũng như mọi người chẳng
hơn gì cả ? Tiếp tục tiến trình,
sẽ bầu ra một Ban Đại Diện mà trong đó có thể chỉ gồm toàn giáo dân lên họp cấp Giáo Phận với ban cố vấn và các đức cha để …công nghị về những vấn đề cao hơn như…tín lý, thần học,
hôn nhân đồng giới v.v…và rồi cũng sẽ bầu
ra một ban đại diện theo nguyên tắc đa số
để về dự họp tại Ro Ma ?
Chỉ
mới thử …hình dung cách khái quát thế thôi, chúng ta đã rùng mình, sởn gai ốc
cho đó là điều không thể nào có thể xảy ra trong Giáo Hội. Nhưng đây lại là thực
tế và thực tế ấy đã diễn ra trong Giáo Hội Đức từ hơn hai năm nay rồi.
Tính
chất “Công Nghị” sở dĩ hình thành là từ
nơi khẩu hiệu” Mỗi người lắng nghe nhau và tất cả lắng nghe
Chúa Thánh Linh”. Mỗi người…lắng nghe nhau có nghĩa các
linh mục, giám mục nói chung những
con người được Thánh Hiến trong mọi việc
cũng phải…nghe và thảo luận, bàn
bạc với giáo dân. Còn việc tất cả…lắng
nghe Chúa Thánh Linh, đây chính là đường lối của Tin Lành, họ chủ trương bất cứ
ai cũng có quyền Tự Do Phê Phán ( Libre Examen ) theo sự hướng dẫn của Chúa
Thánh Thần. Phải chăng cũng vì chủ trương
Tự Do Phê Phán ấy mà Tin Lành đã nảy sinh hàng ngàn giáo phái khác nhau
chẳng phái nào…chịu phái nào ?
Cuối
cùng, điều gì sẽ xảy đến vào giai đoạn
chót là THĐ Giám Mục Thế Giới tại Ro Ma
tháng 10/2023 thì ai cũng có thể…đoán
trước: “ Giống như Con Đường Công Nghị Đức
và Con Đường Công Nghị của THĐ Giám Mục Thế Giới. Điểm xuất phát là các tín hữu
hoặc Dân Chúa và các tình huống hiện tại
của họ chứ không phải là Lời Chúa hay mạc khải của Thiên Chúa, một khía cạnh
phù hợp với điều ĐGH Phanxico mong muốn và một Giáo Hội mang tính tập thể, phi tập trung và “ lắng
nghe” hơn là tầm nhìn về một Kim Tự Tháp Ngược” trong việc quản trị Giáo Hội” (
Nguồn: TGP Sài Gòn – Edware Pentin – Vi Hữu chuyển ngữ - ĐGH Phanxico: Đã có
Con Đường Công Nghị cho Italia ).
Trước
đây, Giáo Hội được quan niệm như là một Kim Tự Tháp mà chóp đỉnh là đức thánh
cha, đại diện Chúa Ki Tô. Cạnh hai bên là hàng ngũ giáo sĩ còn cạnh tam giác
đáy là toàn thể giáo hữu. Nhưng nay Giáo Hội lại là Kim Tự Tháp…ngược. Cạnh đáy
là giáo dân nay lại…trồi lên trên còn giáo hoàng và các giáo sĩ lại nằm ở…dưới
đáy ?
Với
một Giáo Hội là Kim Tự Tháp…ngược như thế
thì chúng ta nên hiểu ra sao về quyền bính tối thượng mà Đức Ki Tô đã
trao cho Thánh Phê Rô vị giáo hoàng tiên khởi ? “ Ta sẽ giao chìa khóa Nước Trời
cho ngươi. Điều gì ngươi cầm buộc dưới đất thì trên trời cũng cầm buộc. Điều gì ngươi cởi mở dưới
đất thì trên trời cũng cởi mở” ( Mt 16, 19 ).
Tại
sao Đức Ki Tô chỉ trao chìa khóa Nước Trời
cho một mình Thánh Phê Rô mà
không cho toàn thể các Tông Đồ ? Việc làm của Chúa hẳn nhiên phải mang ý nghĩa hết sức quan trọng, vậy ý nghĩa đó là
gì ?
Ý
nghĩa đó chính là để bảo đảm cho Con Đường Sự Thật mà Giáo Hội đảm trách sau này. Để thực hiện Con Đường Sự Thật Chúa trao, Giáo Hội nhất định cần có
quyền bính tối thượng và đây chính là nguồn gốc phát sinh các Bí Tích.
Chúng
ta biết Bí Tích là dấu chỉ bề ngoài chứa đựng ơn sủng vô giá của Chúa Ki Tô nhờ
cái chết hiến thân của Ngài.Cũng bởi lẽ đó, việc cử hành các Bí Tích chỉ có thể dành cho các Linh Mục, những con
người được Thánh Hiến qua việc truyền chức
của đức giám mục bản quyền.
Quyền
bính trong Giáo Hội đã được thực thi
trong suốt dòng lịch sử 2000 năm nhưng
nó sẽ bị phá vỡ bởi Con Đường Công Nghị mà cụ thể nhất đã và đang diễn ra tại GH Đức với 04 tiêu điểm:
1/ - Phong chức Linh Mục cho phụ nữ. 2/- Chấp nhận kết hôn đồng tính. 3/- Bãi bỏ
Luật Độc Thân Linh Mục. 4/- Sửa đổi giáo lý về tính dục.
Qua
04 tiêu điểm vừa nêu, nó chỉ nhắm đến một
mục đích đó là phá hủy thiên chức Linh Mục
mà nếu thiên chức này bị hủy thì đương nhiên GHCG không cách chi tồn tại !
Linh
Mục hay Mục Tử là người chăn dắt. Đức Ki Tô tự nhận mình là Cửa Chuồng Chiên: “
Quả thật, Ta nói cùng các ngươi, kẻ nào
chẳng bởi cửa mà vào chuồng chiên nhưng trèo nơi khác thì đó là quân trộm
kẻ cướp. Song kẻ vào qua cửa là người chăn. Người canh cửa mở cho, chiên nghe
tiếng người chăn, người chăn kêu tên chiên mình mà dẫn ra. Khi người đã đem
chiên mình ra hết thì đi trước, chiên theo sau vì chiên quen tiếng người. Chiên hẳn chẳng chịu theo người
lạ nhưng chạy trốn vì chẳng quen tiếng
người lạ” ( Ga 10, 1 -5 ).
Qua
lời Chúa đây cho thấy, không phải con
người…lắng nghe nhau mà phải nghe theo chủ chăn mình là các Linh Mục. Con người
nếu có…lắng nghe nhau thì thử hỏi có được
gì ngoài ra là những phiền não không
cách chi hóa giải ? Trái lại Chúa nói, cần
phải tin, nghe lời chủ chăn bởi vì nghe chủ chăn tức là …nghe Đức Ki Tô
mà nghe Đức Ki Tô chính là nghe Tiếng Chúa: “ Ai tin Ta, chẳng
phải là tin Ta nhưng là tin Đấng đã sai Ta” ( Ga 12, 44 ).
Đúng
là cần …nghe theo chủ chăn nhưng cũng rất cần có sự cảnh giác bởi vì cũng có những…kẻ
chăn thuê, thay vì dẫn chiên đến đồng cỏ xanh tươi có suối nước trong mát thì lại…bỏ
chạy khi gặp sói dữ hoặc tệ hại hơn còn lừa
dối, dẫn chiên vào …lò sát sinh: “ Kẻ làm thuê chẳng phải là
người chăn và chiên không thuộc về nó, thấy muông sói đến thì bỏ chiên chạy trốn,
muông sói vồ lấy chiên và làm cho tan tác. Nó trốn vì nó là kẻ làm thuê, chẳng
hề đoái chi đến chiên” ( Ga 10, 12 -13 ).
Cần
phân biệt đâu là người chăn thật và đâu là kẻ chăn thuê, tuy vậy lại là điều rất
khó. Có những kẻ chăn thuê với vẻ bề ngoài xem ra rất khiêm nhường, đạo đức
nhưng bề trong chính là một thứ…sói dữ với đầy những mưu toan thâm độc chỉ muốn
cắn xé và làm cho đoàn chiên tan tác !!!
Sa
tan là tên giết người, chuyên nghề dối trá nhưng nào có mấy ai nhận ra bộ mặt
thật của nó đâu ? “ Chúa Giê Su nói với
người Do Thái: Các ngươi ra từ cha các ngươi là ma quỷ và các ngươi muốn làm
theo tư dục của cha các ngươi. Từ ban đầu
nó là kẻ giết người, chẳng đứng trong sự thật vì trong nó không có sự thật đâu.
Khi nó nói dối thì tự mình nó nói vì nó vốn là kẻ nói dối cũng là cha của sự ấy”
( ga 8, 44 ).
Trước
sự quỷ quyệt, dối trá của Sa Tan chỉ muốn
hãm hại con người. Đức Ki Tô đã đến thế gian để rao giảng và làm chứng cho Sự Thật và Ngài cũng muốn
các môn đệ đi theo con đường ấy. “ Chúa
Giê Su phán với những người Do Thái đã tin Ngài rằng: Nếu các ngươi cứ ở trong
đạo của Ta thì thật là môn đệ Ta. Các ngươi sẽ nhận biết sự thật và sự thật sẽ
giải thoát các ngươi” ( Ga 8, 31 -32 ).
Con
Đường Sự Thật Chúa muốn các môn đệ Ngài bước theo đó chính là nhận biết và làm
cho người khác nhận biết mình được sinh ra
là Hình Ảnh Thiên Chúa và là Con Thiên Chúa ( St 1, 26 ).
Nhận
biết mình đích thực là Con Thiên Chúa.
Đây phải là mục đích duy nhất tôn giáo cần hướng tới. Tuy nhiên trong thực tế, điều này hầu như không
thể thực hiện do bởi tính chất vô minh dày đặc
của Tội Nguyên Tổ là tội phân biệt
thiện, ác ( St 3, 15 ).
Chính
do nơi phân biệt thiện, ác này mà con người đã lâm vào vòng trói buộc của ác tập
Nhị Nguyên để hình thành nên một Bản Ngã
thấy …có Ta có Người ( Nhân, Ngã ) và “ Vật” ở ngoài mình, khác với mình. Đồng
thời cũng vì thấy có “ Vật” ở ngoài mình thế nên Nước Trời mà Đức Ki Tô rao giảng đã biến thành Nước Trời…Tục Hóa khi người
nghèo hết nghèo, người bị áp bức không còn bị áp bức ?
Tôn
giáo thay vì là con đường thực hiện tâm linh
hầu trở về với Nước Trời là bản
thể nơi chính mình thì lại được cho
là có vai trò tích cực trong việc thăng
tiến, đối thoại, hiệp nhất và cộng tác để xây dựng một xã hội huynh đệ, công bằng
và thịnh vượng ?
Cũng
do nơi chủ trương tiến tới đối thoại, hợp nhất để xây dựng một xã hội huynh đệ, công bằng và thịnh vượng nên mới có
Con Đường Công Nghị với mục đích để “ Xóa Bàn Làm Lại” Hội Thánh Chúa Ki Tô đã
tồn tại dù trong phong ba bão táp đã từ
2000 năm !!!
Đạo
Chúa là …Đạo Cứu Rỗi “ Hỡi anh em là con
cái thuộc dòng giống tổ phụ Apraham và
là kẻ kính sợ Thiên Chúa trong anh em. Đạo về sự Cứu Rỗi nay đã truyền đến cho chúng ta rồi” ( Cv 13, 26 ).
Tính
chất Cứu Rỗi ấy tất nhiên là…cứu phần linh hồn hay nói cách chinh xác là để …đưa những ai sống trong ơn nghĩa
Chúa sau khi chết sẽ được về hưởng Nhan
Thánh Chúa đời đời trên Thiên Đàng. Thế nhưng tính chất Cứu Rỗi ấy do bởi ảnh
hưởng của thần học Duy Lý, cụ thể là CĐ Vatican 2 nên Nước Thiên Đàng đã bị Tục Hóa để trở thành…Nước Thế Gian !
Đức
Ki Tô là Đấng Cứu Độ, Ngài đến để giải thoát chúng ta ra khỏi chốn trần gian tục
lụy khổ đau mê lầm, bởi thế đạo của Ngài
hoàn toàn mang tính xuất thế: “ Ví bằng thế gian ghét bỏ các ngươi thì hãy biết
rằng họ đã ghét bỏ Ta trước các ngươi. Nếu
các ngươi thuộc về thế gian thì thế gian chắc yêu mến kẻ thuộc về mình. Nhưng vì các ngươi không
thuộc về thế gian. Song Ta đã lựa chọn các ngươi ra khỏi thế gian nên thế
gian ghen ghét các ngươi” ( Ga 15, 18
-19 ).
Con
đường siêu xuất thế gian của Đạo Công Giáo
đã bắt nguồn từ thuở xa xưa thời tổ phụ Apraham khi ngài tiếp nhận mệnh lệnh của Giehova
Thiên Chúa: “ Ngươi hãy ra khỏi quê hương vòng bà con và nhà cha ngươi mà đi đến
XỨ Ta sẽ chỉ cho” ( St 12, 1 ).
XỨ sẽ
được …chỉ cho theo cách hiểu Cựu Ước đó là miền Đất Hứa Canaan nhưng nay trong Tân Ước đó chính là Chốn Nghỉ Ngơi đời đời là Nước Thiên Đàng vĩnh phúc. Để
vào được Đất Hứa thì phải giống như tổ phụ Apraham cần có sự từ bỏ và sự từ bỏ ấy cũng chính là
Con Đường Xuất Thế Gian dành cho những con người được chọn “ Như vậy hễ ai
trong các ngươi không từ bỏ mọi sự thì không thể làm môn đệ Ta được” ( Lc 14,
33 ).
Mọi
sự cần từ bỏ ở đây có thể là tài sản, địa vị, danh vọng, địa vị ở đời. Lý do
Chúa đòi hỏi cần từ bỏ bởi vì tất cả những thứ đó chỉ là giả dối, không thật. Nếu
nó là thật thì cần chi phải bỏ và bỏ sao được ?
Quả
thật Thiên Chúa là Đấng muốn Cứu Độ hết thảy mọi người nhưng Ngài chỉ có thể …cứu
những ai có sự từ bỏ. Trái lại với những
ai còn bám víu, quyến luyến thế gian thì dù muốn cứu, Chúa cũng chẳng thể cứu.
Đức
Ki Tô kêu gọi sự từ bỏ bởi vì mọi sự thế gian đều vô thường, giả dối với mục
đích là để cho ta nhận biết Sự Thật: “ Ngài là Đấng muốn cho mọi người đều được
cứu và đạt đến sự thông biết lẽ thật” ( 1Tm 2, 3 -4 ).
Được
về Thiên Đàng, sống bên Chúa, Đức Mẹ và chư
thần thánh là điều đáng ước ao vô
ngần nhưng đó chưa phải là cứu cánh. Cứu cánh cần đạt tới chính là Sự Thật, nhận
biết mình đích thực là Con Thiên Chúa Hằng Hữu không khác gì Chúa Giê Su: “ Hỡi
kẻ yêu dấu, hiện nay chúng ta là con cái Thiên Chúa. Còn chúng ta sẽ ra thế nào
thì chưa được tỏ ra. Song chúng ta biết rằng khi Ngài hiện ra thì chúng ta sẽ
giống như Ngài vì sẽ thấy Ngài như Ngài vốn là vậy” ( 1Ga 3, 2 ).
Mỗi
người trong chúng ta đều được sinh ra giống hình ảnh Thiên Chúa là Con Thiên
Chúa nhưng phẩm giá Con Thiên Chúa ấy mới chỉ trong tiềm thể, cần hiện thực
nó tin theo Con Đường Tình
Yêu của Đức Ki Tô, Đấng Cứu Độ mình. Tin theo Chúa Ki Tô, vâng giữ các
Giới Răn của Ngài: “ Ai có các giới răn Ta và giữ lấy ấy là kẻ thương yêu Ta.
Còn ai thương yêu Ta sẽ được Cha Ta thương yêu lại. Ta cũng thương yêu người và
tỏ chính mình Ta cho người” ( Ga 14, 21 ).
Con
Đường Tình Yêu cũng là một, không khác với Con Đường Sự Thật và chỉ những ai nhẫn
nại vững tâm trên con đường từ bỏ thì mới
chứng tỏ được Tình Yêu Đấng Cha của
mình: “ Chớ thương yêu thế gian, cũng đừng thương yêu quyến luyến những vật ở
thế gian nữa. Nếu ai thương yêu thế gian thì
Tình Yêu Cha chẳng có ở trong người ấy” ( 1Ga 2, 15 )./.
Phùng Văn Hóa