Tom Catena, một bác sĩ người Mỹ đã dành phần lớn thời gian của mình ở rặng núi Nuba của Sudan, một vùng xa xôi và hẻo lánh, nhưng công việc phi thường của ông lại được cả thế giới biết đến. Ông là bác sĩ duy nhất làm việc trong khu vực nhiều lần bị tàn phá bởi cuộc nội chiến tàn khốc.
Bà Roberta Cortella thực hiện bộ phim tài liệu với tựa đề Boez – Chúng ta cùng nhau bước đi. Bộ phim kể lại cuộc hành hương dài dành cho các phạm nhân ở tuổi vị thành niên. Bộ phim được trình chiếu trên đài truyền hình Italia, tại kênh Rai 3 từ 02-13/11/2019.
“Vườn địa đàng nhỏ”, nằm ở vùng ngoại ô thành phố Johannesburg của Nam Phi, là một thiên đàng nhỏ ở giữa lòng những khác biệt. Ông bà Domitilla và Daniel đã biết vượt qua các thử thách của luật phân biệt chủng tộc. Ngày nay tổ chức phi chính phủ của họ đón tiếp các trẻ em bị khuyết tật nặng, những trẻ em bị cha mẹ bỏ rơi.
“Tôi không thể thay đổi quá khứ, nhưng với tình yêu tôi có thể thay đổi tương lai”. Bà Phan Thị Kim Phúc - “Em bé Napalm” năm xưa đã xác quyết như trên sau 47 năm phải chịu đựng hậu quả chiến tranh. Bà thanh thản nói điều này với chính mình và truyền thông thế giới, mặc dù vết thương trên thân mình vẫn còn làm bà đau đớn.
Khi chàng thanh niên 19 tuổi Nicholas Peters hiểu rằng cuộc sống của mình không còn kéo dài bao lâu nữa, anh đã quyết định dành những ngày còn lại để phục vụ cho những người bị lãng quên, những người vô gia cư sống trên những đường phố của thành phố to lớn San Francisco.
Bị rơi vào tình trạng nghiện ma túy khi còn rất trẻ và trở thành người vô gia cư; năm 23 tuổi, Brenton Winn đã đập phá một nhà thờ ở Arkansas, Hoa Kỳ; nhưng anh đã khám phá ra một điều quý giá: "Điều đè nặng trong trái tim tôi: tôi cần phải nối lại mối tương quan với Chúa Giêsu Kitô".
Là một phụ nữ Công giáo, người mẹ, giáo viên và nhà hoạt động, bà Marguerite là một người phụ nữ bình thường như bao người phụ nữ khác; nhưng khi phải đối diện với một tình huống xấu xa khủng khiếp, bà đã đáp lại bằng một cử chỉ anh hùng mà thực tế hiếm người có thể làm như vậy.
Tomasito là một thiếu niên người Argentina, qua đời khi mới 11 tuổi và được an táng tại nghĩa trang Teutonico ở nội thành Vatican. Câu chuyện của cậu bé bắt đầu từ Buenos Aires, thủ đô của Argentina, và kết thúc tại Vatican.
Bà Diane và ông Frédéric cả hai đều 46 tuổi, làm việc trong bệnh viện và sống ở Provence, Pháp. Năm 2019, hai ông bà kỷ niệm 20 năm kết hôn và nhận được một món quà đặc biệt làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống: Frédéric, trong nhiều năm không có đức tin, đã hoàn toàn thay đổi, ngay vào thời điểm hai vợ chồng có ý định chia tay.
Sinh tại Cuba, Natalys Vidal Menéndez qua đời vì một khối u não khi chỉ mới tròn 15 tuổi. Một cuộc đời ngắn ngủi nhưng không vì thế ngăn cản Natalys thực hiện ước mơ truyền giáo như Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, vị thánh mà Natalys yêu mến và quyết tâm học theo mẫu gương sống đời truyền giáo âm thầm trong bốn bức tường của đan viện Cát Minh.
Mẫu gương sống đức tin can đảm của bà Marianna Popiełuskzo, mẹ của Chân phước tử đạo Jerzy Popiełuszko
Câu chuyện của một phụ nữ đã được ơn hoán cải và sau đó trở thành người dấn thân trong các hoạt động nhân đạo, bà Caroline Chisholm. Bà được gọi là "Người cứu vớt các Bao tải Sống", những người nhập cư khốn khổ ở Úc.
Lớn lên xa đức tin nhưng ở trong phong trào hướng đạo từ 25 năm nay, ông Renaud là cha của hai cô con gái, ông được rửa tội năm 2019 trong lần hội nghị khoáng đại của Hướng đạo Pháp.
Ngôi làng nơi anh Uglu Sandi Majhi sống đã bị những người gốc Ấn giáo cướp phá và đốt cháy. Con trai hai tuổi của anh chết vì đói, khát và lạnh trong rừng. Linh mục Chánh xứ giáo xứ Kotagargh cho biết: “Không có gươm giáo hay mối đe dọa thể lý nào có thể ngăn cản họ tin vào Đức Kitô, Đấng Cứu Độ chúng ta.”
Ông Patrick và bà Hélène kết hôn được 23 năm, vừa chuyển đến Pontchâteau, Pháp tại "Ngôi nhà Saint-Joseph" mới. Ở đó, hai ông bà sống một cuộc sống đại gia đình, cùng với tám người gặp khó khăn về thể chất và xã hội.
Từ một cuộc đời bị tổn thương với nhiều đau khổ, là nạn nhân của bạo lực hôn nhân nhưng đã trở thành ân nhân, người giúp các phụ nữ thoát khỏi những hoàn cảnh đau thương, đó là câu chuyện của bà Anuradha Koirala người được gọi là Mẹ Têrêsa của Nepal.