Con cái là tài sản vô giá của bố mẹ nhưng càng ngày các cặp “uyên ương” lại càng sinh ít con. Các nhà xã hội học cho rằng nếu mỗi gia đình chỉ sinh một người con thì “bị lỗ”. Xã hội ngày một già đi. Hơn nữa, con chim hiếm là con chim quý. Ít con dẫn đến việc cha mẹ hay cưng chiều con cái quá mức. Muốn gì được cái ấy. Đòi gì được cái ấy. Sinh hư!
Có lời Thánh Vịnh chép: “Này con cái
là hồng ân của Chúa. Con mình sinh hạ là phần thưởng Chúa ban. Bầy con sinh hạ
thời son trẻ. Tựa nắm tên người dũng sỹ cầm tay”. (Tv 127. 3-4).
Nhiều bậc cha mẹ đi tìm trường “nổi tiếng”
nhất cho con học. Ngay cả lớp mẫu giáo! Vì thế, việc giáo dục trở thành “mốt”
chứ không xem chất lượng ra sao! Bên cạnh đó, nhiều gia đình phát hiện ra lỗ hổng
này nên cho con ở nhà và tự dạy, không cần bằng cấp mà chỉ cần chất lượng sống
mà thôi. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ này phải rất bản lĩnh. Họ lý luận rằng chất
lượng sống quan trọng hơn là chạy đua bằng cấp. Họ dùng tất cả kiến thức, kinh
nghiệm và ký năng sống để nuôi dạy con. Nếu bố mẹ biết tạo môi trường tốt và
lành mạnh cho con cái, nhất là làm gương, thì đào tạo đạt hiệu quả cao. Dưới
đây là một trong những câu chuyện về giáo dục:
Trong lúc trời mưa to, nước lênh láng
ngoài sân. Hai bố con ngồi trong nhà và nói chuyện vui. Bố thấy đầu ngứa nên
nói với con trai rằng con nhổ tóc sâu cho bố đi?
- Vâng. Mỗi cái tóc sâu năm ngàn bố nhé!
(hào hứng)
- Được, con cứ nhổ đi, rồi cộng lại được
bao nhiêu bố cho đi Tràng Tiền ăn kem. Kem Tràng Tiền ngon nổi tiếng!
- Ồ, bố của con thật tuyệt vời!!! Bố nhớ
nhé! Không rút lời đâu, bố!
- Nhất trí! Nói lời thì phải giữ lời chứ!
Từ trước, con thấy “nuốt” lời bao giờ chưa?
- Dạ chưa. Bố của con thì number one (số
1) rồi! bố
- Nhưng con biết, tại sao bố nhiều tóc bạc
thế không?
- Dạ, không ạ.
- Vì con hư nhiều nên tóc bố bạc nhanh!
- À, giờ con mới biết một điều bí mật.
- Bí mật gì vậy?
- Bí mật! Bí mật!!!
- Nói đi! Bố con với nhau lại giữ bí mật
thì còn ra thể thống gì nữa!
- Đó là tại sao ÔNG NỘI bị trắng hết cả
tóc trên đầu!
- Hihi. Hihi. Thằng này!!!
- Tóc ÔNG NỘI bạc hết mà!
- Con nói cũng có cái đúng. Có lẽ tóc
ông bạc cũng là do một phần tại bố. Lâu lắm rồi, bố không đi lễ nhà thờ. Cũng
chỉ muốn lo cho chúng con có bát ăn bát để, cho bằng chúng bằng bạn. Nhưng… bố
đã lầm và sẽ sửa. Từ nay, bố phải làm gương cho chúng con trong mọi việc, cách
riêng về đời sống đức tin. Bố sẽ lập một kế hoạch sống đúng nghĩa là người Công
Giáo, đọc kinh tối sớm, đọc Lời Chúa và đi lễ Chúa Nhật. Hơn nữa, nhà xứ tổ chức
tĩnh tâm, bố sẽ đi tham dự và xưng tội.
- Bố hứa nhé! Mẹ ơi, bố hứa sẽ đi xưng tội!
- Thật không? (mẹ)
- Hứa mà! Bố sẽ thay đổi để xứng đáng là
con Chúa và là bố của các con!
- Zê. Zê (hai bố con zê tay vào nhau –
cách mà trẻ em thường làm khi biểu lộ niềm vui).
Tông Huấn Evangelii Nuntiandi, số 41 của
Đức Thánh Cha Phaolô VI, có viết: “Người đương thời sẵn sàng lắng nghe những
nhân chứng hơn là những thầy dạy, hoặc nếu họ có nghe thầy dậy, thì bởi vì
chính thầy dạy cũng là những nhân chứng”.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành